Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý vốn NSNN cho ĐTPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý vốn NSNN cho ĐTPT

Từ những kinh nghiệm sử dụng vốn của một số địa phương trong nước có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thực hiện việc quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN với chính sách thu hút VĐT từ bên ngoài: Việc quản lý sử dụng VĐT từ ngân sách là một nguồn vốn mồi, xúc tác tạo tiền đề để phát triển KT-XH. Việc quản lý nguồn vốn này theo một quy trình rất chặt chẽ vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở nhưng gắn với trách nhiệm cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác, vừa tập trung để làm một số CSHT. Tất cả các vốn có nguồn gốc NSNN đều phải được HĐND tỉnh xem xét thẩm tra ra Nghị quyết trước khi UBND tỉnh ra quyết định phân bổ vốn.

Coi trọng phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội: Vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề phát triển CSHT giao thông nông thôn, mạng lưới điện, cấp thoát nước, đầu tư phát triển hạ tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, những chủ trương này rất được lòng dân và chính quyền cơ sở.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT của Trung ương ban hành: UBND tỉnh đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký VĐT bám sát vào nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết HĐND tỉnh và thực tiễn đời sống nhân dân. Kế hoạch vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp trên cơ sở nguồn lực nhà nước và các nguồn vốn huy động khác, thực hiện phân bổ kế hoạch vốn theo đúng nguyên tắc, tiêu chí do HĐND tỉnh thông qua, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải gây nợ đọng vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp hoặc đầu tư các công trình CSHT nông nghiệp chưa cần thiết gây thất thoát lãng phí. Không triển khai thực hiện đầu tư đối với các dự án CSHT nông nghiệp chưa có kế hoạch vốn; bồi thường, GPMB; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

toán VĐT; nghiệm thu bàn giao sử dụng; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình,…

Nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật: Chủ đầu tư phải nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý thực hiện dự án về quản lý VĐT, thiết kế, dự toán được duyệt, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu công trình ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, quyết toán công trình CSHT nông nghiệp: Các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật, phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp; công tác thanh tra phải thực hiện thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất khi có đơn thư hoặc có dấu hiệu, kịp thời phát hiện chấn chỉnh các dấu hiệu vi phạm của các tổ chức và cá nhân. Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán và quyết toán, bàn giao công trình CSHT nông nghiệp đưa vào sử dụng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)