5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách
Đổi mới phương thức lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
- Cần tăng cường sự phối hợp các ngành, đơn vị trong việc lập kế hoạch ngân sách (vốn ngân sách) đầu tư phát triển. UBND thành phố, với tư cách là cơ quan chủ trì, tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cần có cơ chế tham gia phối hợp của các đơn vị.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển là giải pháp cần thiết để ngân sách đầu tư phát triển thực sự là công cụ kế hoạch của tỉnh, ngành, đơn vị trong đầu tư phát triển.
- Lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển phải đảm bảo tính kịp thời của kế hoạch. Chủ tịch thành phố cần ấn định thời gian lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển chậm nhất vào cuối quý I năm đầu tiên của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
- Tiến hành cập nhật, hiệu chỉnh vốn ngân sách đầu tư phát triển một cách khoa học. Hàng năm, UBND thành phố cần phải có đánh giáviệc thực hiện các nội dung và mục tiêu của kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển thuộc tỉnh. Trên cơ sở đó Sở kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đánh giá việc thực hiện các nội dung và mục tiêu của kế hoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh để có thể cập nhật, hiệu chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước một cách khoa học, kịp thời.
4.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nhà nước
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của UBND thành phố theo hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, hàng năm, theo nhiệm kỳ của UBND thành phố, kết hợp kiểm tra, giám sát định kỳ với kiểm tra, giám sát đột xuất đối với một số dự án đầu tư quan trọng của thành phố.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của một ngành, đơn vị trong những trường hợp cụ thể, nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho ngành, đơn vị trong quá trình thực thi quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
- Tăng cường chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá sử dụng vốn đầu tư phát triển tại các ngành, đơn vị.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư giúp các ngành, đơn vị phân tích, đánh giá đúng tình hình đầu tư phát triển tại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước để có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, qua đó có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này.
- Tăng cường kiểm tra đối với tiến trình thực hiện các chương trình dự án đầu tư, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nhất là đối với các chương trình trọng điểm của thành phố.