Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển

thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và kiểm tra thực hiện kế hoạch này được thực hiện một cách thông suốt. Trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, cơ quan quản lý xác định những việc cần có sự phối hợp thực hiện. Đó là những việc cần có sự tham gia của từ hai cơ quan, bộ phận trở lên. Trong đó, xác định rõ các công việc, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan hỗ trợ,... Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng bộ phận trong phối hợp thực hiện các chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước

1.1.4.1. Xu hướng hội nhập quốc tế

Trong điều kiện áp dụng nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập; vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài sẽ xâm nhập vào thị trường quốc nội, mở ra khả năng vốn đầu tư phát triển và cạnh tranh về cung ứng hàng hóa khu vực công. Xu hướng này sẽ tác động trực tiếp đến hoạch định chính sách và nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đòi hỏi nhà nước phải xem xét phạm vi và trách nhiệm của mình trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế mở ra khả năng to lớn về đa dạng hóa nguồn lực đầu tư ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Trong điều kiện đó, nhà nước phải khai thác tốt các yếu tố thị trường trong việc xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; Sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ giữa vai trò điều tiết của nhà nước và sự điều chỉnh của thị

trường sẽ phát huy cao hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước, kể cả ở khía cạnh kinh tế và cả ở khía cạnh xã hội.

1.1.4.2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH nói chung và sự phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng. Do đó nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn phải bám sát phục vụ các mục tiêu này kể cả về quy mô và phạm vi đầu tư.

1.1.4.3. Thu nhập của dân cư và quy mô ngân sách địa phương

Thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng đến mức độ động viên vào ngân sách nhà nước. Tình hình phát sinh chênh lệch thu nhập giữa các huyện, xã chi phối đến chính sách phân bổ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, đến sự ưu tiên về mức độ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Điều này chi phối đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

1.1.4.4. Mô hình bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển và trình độ quản lý

Mỗi cơ chế quản lý, vận hành của hệ thống chỉ có thể tồn tại gắn liền với cơ cấu nhất định của hệ thống đó. Do đó, mô hình tổ chức bộ máy chi phối trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy là cơ sở cho việc thiết lập cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (bao gồm phân quyền, trách nhiệm trong quản lý, phân công nhiệm vụ trong quản lý) và định ra các nguyên tắc xác lập mối quan hệ phối hợp trong quản lý giữa các cấp.

Trình độ quản lý chi phối đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

1.1.4.5. Chính sách tài chính của quốc gia

Nội dung chủ yếu của chính sách tài chính quốc gia bao gồm chính sách huy động vốn (vốn trong nước, vốn nước ngoài), chính sách thuế, chính sách sử dụng ngân sách nhà nước, chính sách tài chính đối ngoại, chính sách tài chính doanh nghiệp... việc thực thi các chính sách này sẽ quyết định đến

quy mô, cơ cấu nguồn lực tập trung vào tay nhà nước đến mức độ nào, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tài chính cho vốn đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 37)