Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển tại thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 62 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển tại thành

Nếu như năm 2010 mới chỉ có 196 cơ sở lưu trú du lịch, 13 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 1.834 phòng nghỉ với 3118 giường, 152 nhà hàng, 169 tàu du lịch thì đến năm 2014 đã tăng lên 485 cơ sở lưu trú, 73 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, hơn 9.200 phòng nghỉ với 16.800 giường, hơn 600 nhà hàng ,hơn 500 tàu du lịch có khả năng đón hàng vạn khách mỗi ngày. Qua 4 năm cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố đã tăng lên đáng kể. Số cơ sở lưu trú tăng 289 cơ sở tăng với tốc độ tăng cao 247,45%. Số khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch cũng tăng với tốc độ cao. Tổng vốn thành phố Hạ Long đầu tư cho du lịch hằng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng.

3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển tại thành phố Hạ Long phố Hạ Long

3.1.5.1. Thuận lợi

- Hạ Long có vị trí địa lý thuận lợi, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dồi dào nguồn khoáng sản không tái tạo, đặc biệt là than đá và sở hữu địa điểm du lịch được công nhận trên toàn cầu: vịnh Hạ Long.

- Thành phố Hạ Long đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế "xanh": Đơn cử, ngành Dịch vụ đã chiếm tới xấp xỉ 25% cơ cấu nền kinh tế xét về giá trị sản xuất và xấp xỉ 45% xét về giá trị gia tăng. Từ đó, Thành phố cũng đã phát triển thêm các năng lực chuyên sâu về ngành Công nghiệp phi khai khoáng, như chế biến thực phẩm và đóng tàu. Như đã nêu trong Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội của tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch và sẽ đóng vai trò chủ đạo trọng quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thập kỷ tới.

- Cụm khai thác năng lượng ổn định: Sự phát triển của thành phố Hạ Long có truyền thống dựa vào hoạt động khai thác than đá, vốn chiếm hơn 50% giá trị sản xuất kinh tế. Cơ sở vững chắc này tạo ra nguồn việc làm bền

vững cho người dân thành phố, cũng là nguồn thu thuế ổn định để từ đó Thành phố có thể giúp cải thiện đời sống người dân.

- Hạ Long đã sẵn sàng để khai thác các lợi thế về thương mại và vận tải – kho bãi. Lợi thế lớn này đã được mô tả chi tiết ở các phần trước. Vận tải và kho bãi tăng trưởng mạnh tại Quảng Ninh và Hạ Long, công suất cảng biển của Hải Phòng hạn chế và cơ hội tăng trưởng với cảng biển Lạch Huyện mới.

- Chất lượng hệ thống giáo dục của thành phố Hạ Long tương đối cao so với các địa phương khác. Chất lượng giáo dục cơ bản của Thành phố đạt chuẩn quốc gia, với gần như 100% trẻ em ở độ tuổi đi học đều được đến trường và đa số các em tiếp tục với các chương trình giáo dục đại học và cao đẳng. Ngoài ra, phần lớn lực lượng lao động của thành phố Hạ Long còn tương đối trẻ. Xấp xỉ 55% dân số đang ở độ tuổi lao động và gần 30% trong số đó còn dưới 35 tuổi. Đây là điểm tạo sự khác biệt so với một số quốc gia lân cận, nhưng cũng cần lưu ý rằng đây không phải là điểm tạo sự khác biệt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Hạ Long có hệ thống y tế vững mạnh, với các bệnh viện cấp quốc gia. Đây cũng là trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế cho các địa phương lân cận.

- Hạ Long được hưởng lợi từ nền chính trị ổn định lâu dài ở Việt Nam. The Economist Intelligence Unit - Bộ phận phân tích của tạp chí The Economist xếp Việt Nam ở hạng 26/165 quốc gia trong giai đoạn 2009/2010 xét về các nguy cơ bất ổn xã hội có đe dọa đến chính phủ (xếp thứ 1 = ít nguy cơ nhất).

Với vai trò là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long đã có những nỗ lực phát triển tương đối mạnh mẽ hơn so với các tỉnh thành khác ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh gần đây đã được xếp hạng vào nhóm dẫn dầu Việt nam xét về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thành phố cũng đã có các biện pháp khác nhằm cải thiện hiệu quả quản lý - ví dụ như Trung tâm Hành chính công và Ban quản lý vịnh Hạ Long

3.1.5.2. Khó khăn

- Tốc độ đô thị hóa cao đã đặt ra những áp lực nặng nề về môi trường, nhưng thành phố Hạ Long hiện nay chưa có đủ hệ thống hạ tầng để xử lý các đe dọa về môi trường. Ví dụ, việc khai thác than đã làm ô nhiễm không khí với hàm lượng bụi bay lơ lửng cao và làm suy giảm chất lượng đất. Các ngành công nghiệp tại Hạ Long cũng thải ra không khí với hàm lượng bụi cao, cũng như lượng nước thải hiện đang vượt quá công suất xử lý của các nhà máy xử lý nước thải hiện tại. Các bãi chôn lấp rác cũng đang bị lấp đầy một cách nhanh chóng, với hai bãi chôn lấp rác tại Hạ Long vào năm 2015. Môi trường ven biển cũng đang chịu ảnh hưởng, rác thải làm ô nhiễm các bãi biển của vịnh Hạ Long.

- Thành phố Hạ Long phụ thuộc nhiều vào than đá, dù là trực tiếp hay gián tiếp dưới hình thức dịch vụ. Điều này khiến nền kinh tế của Hạ Long chịu nhiều ảnh hưởng từ nhu cầu và giá than trên thế giới.

- Một thách thức khác đối với Hạ Long là phần lớn nguồn thu ngân sách tỉnh là từ xuất và nhập khẩu. Trong năm 2013, hơn 70% thu ngân sách từ thuế nhập và xuất khẩu. Bởi thế, nền kinh tế của Hạ Long phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực và toàn cầu.

- Đầu tư là yếu tố thiết yếu trong phát triển du lịch. Hạ Long cần có đầu tư về cơ sở hạ tầng mang tính động lực như sân bay gần với thành phố hơn (sân bay gần nhất là sân bay Cát Bi tại Hải Phòng và Nội Bài tại thành phố Hà Nội cách Hạ Long 1, 5 - 3 giờ đường bộ), khách sạn cao cấp, nhà hàng, bán lẻ và các dịch vụ khác dành cho khách du lịch. Việc vượt qua những trở ngại này là điểm quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hạ Long đã có những tiến bộ trong vấn đề này, đặc biệt liên quan đến việc thu hút các nhà đầu tư lớn vào khu vực Bãi Cháy và Tuần Châu - và những nỗ lực này vẫn sẽ được tiếp tục và phát triển hơn trong tương lai.

- Hạ Long cần phát triển và tận dụng lợi thế cạnh tranh so sánh, đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi cũng như trang bị đầy đủ các điều kiện cần để chủ động kêu gọi và đón nhận những cơ hội do sự thay đổi do quá trình toàn cầu hóa. Tỉnh Quảng Ninh cũng đã thừa nhận mục tiêu này thông qua các chỉ tiêu về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Hạ Long.

- Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp để tạo tiền đề phát triển. Việc phát triển hệ thống hạ tầng trên là đặc biệt quan trọng để gỡ bỏ những khó khăn, trở ngại và tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp đến thành phố. Kết nối về giao thông, hạ tầng về năng lượng, viễn thông hiện còn chưa thực sự thuận lợi để hỗ trợ sự phát triển một cách bền vững.

- Hạ Long cần đảm bảo có đủ nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các kì vọng phát triển của Thành phố nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh đã nêu rõ, tỉnh dự kiến sẽ thiếu khoảng 366.000 lao động vào năm 2020. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực này được dự báo sẽ thấy rõ ở Hạ Long, bởi các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là sản xuất công nghiệp, Dịch vụ lưu trú – ăn uống cũng như vận tải và kho bãi - tất cả đều là những hoạt động kinh tế chủ chốt của thành phố Hạ Long. Một giải pháp đối với vấn đề thiếu hụt về nguồn nhân lực là cải thiện chất lượng và hiệu suất lao động.

- Ngoài ra, khi Hạ Long chuyển dịch dần khỏi hoạt động khai khoáng, thành phố cũng cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức về chuyển dịch lao động hiện đang làm việc trong ngành Công nghiệp khai khoáng sang các công việc khác.

- Hạ Long đã có một số tiến bộ về vấn đề này nhưng vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa. Đơn cử, Trung tâm Hành chính công mới được đưa vào sử dụng giúp giảm thời gian xử lý các vấn đề hành chính cho người dân thành phố và các nhà đầu tư - tuy nhiên, việc cải cách chưa bao gồm một số các thủ tục hành chính.

- Bên cạnh đó, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, thành phố cần đảm bảo thực thi tốt các chính sách môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 62 - 66)