Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN

1.1.3.1. Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh

Phân cấp quản lý là việc chủ thể quản lý cấp trên phân chia và trao cho cấp quản lý thấp hơn một phần quyền quản lý, đồng thời, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp quản lý. Phân cấp quản lý về bản chất đó là sự phân chia một phần quyền quản lý của chủ thể này cho chủ thể khác. Người được phân cấp quản lý (được cấp trên trao quyền quản lý) có quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách toàn diện về nội dung được phân cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công việc, độc lập xử lý, quyết định mọi vấn đề, không phụ thuộc vào người đã phân cấp cho mình.

Mục tiêu của phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh là phân chia quyền quản lý giữa chính quyền cấp tỉnh với cấp

huyện, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

Về nguyên tắc phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh, việc phân cấp thường tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc phân cấp đối với việc quyết định phân bổ và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được căn cứ vào điều kiện cụ thể về đội ngũ cán bộ và quy mô ngân sách nhà nước. Trong phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương thì vấn đề ý nghĩa của công trình hoặc lĩnh vực đầu tư và tính chất đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất; còn việc phân cấp đầu tư giữa tỉnh và huyện thì số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giữ vai trò lớn hơn.

Thứ hai, phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước xuất phát từ lợi ích quốc gia, vì sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm hài hoà lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, không chỉ vì lợi ích cục bộ của địa phương. Do đó, việc phân cấp được dựa trên nguyên tắc đảm bảo khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương vì mục đích phát triển của các địa phương và cho phát triển chung. Sự kết hợp hài hoà lợi ích của quốc gia với lợi ích của địa phương, lợi ích của từng tỉnh và lợi ích của các tỉnh trong mỗi vùng là nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt trong phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Thứ ba, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tuân thủ yêu cầu đảm bảo chống khép kín, chống tham nhũng, thất thoát, lãng

phí. Khép kín từ khâu thiết kế, dự toán kinh phí, thẩm định dự án đầu tư đến khâu thi công hay thực hiện đầu tư thường làm đội nhu cầu vốn ngân sách nhà nước một cách vô lý. Nguyên tác phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh là đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng tham nhũng, thất thoát lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ở tỉnh, huyện.

Thứ tư, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm cơ chế kiểm tra, giám sát và có chế tài thưởng phạt nghiêm minh đối với các chủ thể tham gia sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Cơ chế giám sát yếu ớt, lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội lớn cho thất thoát, lãng phí phát triển.

Cơ sở của phân cấp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giữa chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền huyện, xã là phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước,...

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương, bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh và của các đơn vị hành chính trực thuộc, quy hoạch cụ thể phát triển ngành trên địa bàn, quy hoạch xây dựng các đô thị, nông thôn của tỉnh.

Phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh được dựa trên căn cứ tính chất, phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tư, quy mô và nguồn vốn đầu tư chính quyền cấp tỉnh được quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng quản lý của địa phương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại các nguồn thu và tăng tỷ lệ để lại cho địa phương theo hướng để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt mức phát triển trung bình của cả nước tự cân đối được chi thường xuyên theo định mức của Chính phủ.

Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh còn được dựa vào phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo các loại dự án, công trình (nhóm A, B, C) và theo quy mô vốn của dự án, công trình.

1.1.3.2. Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Hàng năm, vào thời điểm được quy định, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Căn cứ chỉ thị này, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau, đồng thời thông báo dự toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho các địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển và phối hợp với Bộ Tài chính thông báo vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.

Tại cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn lập dự toán ở địa phương. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do các cơ quan thuế, hải quan lập, dự toán thu chi của cấp huyện. Trên cơ sở đó, hai sở tổ chức thực hiện lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Sau khi tổng hợp, Sở Tài chính báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét. Sau đó, báo cáo dự toán ngân sách địa phương sẽ được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý các chương trình, mục tiêu quốc gia.

Tại cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn lập dự toán ở địa phương. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do các cơ quan thuế, hải quan lập, dự toán thu chi của cấp huyện. Trên cơ sở đó, hai sở tổ chức thực hiện lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Sau khi tổng hợp, Sở Tài chính báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét. Sau đó, báo cáo dự toán ngân sách địa phương sẽ được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý các chương trình, mục tiêu quốc gia.

Cùng với việc lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, uỷ ban nhân dân tỉnh còn xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước một cách đồng bộ, kịp thời và phù hợp với những điểm đặc thù của đầu tư phát triển ở từng địa phương, bao quát đầy đủ, toàn diện các giai đoạn của quy trình đầu tư phát triển. Các chính sách này hướng tới thực hiện các mục tiêu cụ thể của từng dự án đầu tư, của cả chương trình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược phát triển từng ngành, lĩnh vực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

1.1.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN

Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trở thành thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là tuân thủ các chỉ tiêu dự kiến ban đầu, mà còn phải phân tích ứng với những biến đổi khách quan khi thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý đầu tư ở các sở thực hiện giám sát việc sử dụng ngân sách dành cho đầu tư phát triển của uỷ ban nhân dân và các đơn vị sử dụng ngân sách. Các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân về triển khai kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình quản lý.

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gồm, phân bổ vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển trong dự toán ngân sách, tổ chức việc cấp phát vốn và thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển cho các đơn vị thụ hưởng. Mọi khoản cấp phát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đều được thực hiện qua hệ thống Kho bạc nhà nước.

Phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định Luật ngân sách nhà nước. Theo đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý vốn đầu tư phát triển. Việc bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư; ưu tiên bố trí các dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA, không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn. Việc phân bổ vốn đảm bảo dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch.

Về thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư, đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý, uỷ ban nhân dân cấp huyện lập phương án phân bổ đầu tư trình uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Riêng các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và dự án bổ sung có mục tiêu từ Nhà nước Trung ương cho các địa phương còn phải tuân thủ theo các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư phát triển.

Việc cấp phát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về xây dựng công trình. Điều đó có nghĩa là chỉ những dự án đầu tư thực hiện đầy đủ các trình tự của dự án đầu tư phát triển và xây dựng thì mới được cấp vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Về quyết toán theo năm, sau khi kết thúc năm ngân sách, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được kiểm tra để đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được, xác định tính đúng đắn của số liệu báo cáo thực hiện vốn đầu tư phát triển. Việc quyết toán được thực hiện trong thời gian của năm ngân sách tiếp theo. Ở cấp quốc gia, Quốc hội xem xét, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước trong đó có quyết toán chi đầu tư phát triển chậm nhất là 18 tháng. Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở bản trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế ngân sách của Quốc hội. Ở cấp tỉnh, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong quyết toán ngân sách địa phương. Quy trình quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thuộc ngân sách địa phương quản lý được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở các báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán gửi cho cơ quan tài chính. Ngân sách cấp dưới đã được quyết toán được gửi lên cấp trên và là một bộ phận cấu

thành của ngân sách quyết toán cấp trên. Cấp huyện lập quyết toán của mình gửi lên Sở Tài chính và uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tài chính tổng hợp và lập quyết toán ngân sách cấp tỉnh, gửi uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và phê duyệt. Về quyết toán công trình, dự án hoàn thành, sau khi các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư thực hiện quyết toán theo quy định của nhà nước. Báo cáo quyết toán công trình, dự án đã hoàn thành được lập cùng với hồ sơ hoàn công và được thực hiện kiểm toán, thông qua hội đồng thẩm định. Sau đó, những hồ sơ báo cáo này được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra. Việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo từng công trình, dự án được coi là kết thúc khi công trình, dự án được hoàn thành, hoàn tất các thủ tục quyết toán theo quy định và chấm dứt việc theo dõi tài khoản cấp phát vốn tại Kho bạc nhà nước.

1.1.3.4. Kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN

Mục tiêu của kiểm tra quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là nhằm bảo đảm cho các luật, pháp lệnh và các quy định về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được thi hành một cách nghiêm minh và công bằng. Kiểm tra quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn nhằm tăng cường vai trò giám sát, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia. Qua kiểm tra, cơ quan quản lý có thể xác định được tính đúng đắn, hợp lý của các chính sách, cơ chế quản lý vốn đầu tư của cơ quan quản lý, đồng thời có thể phát hiện những hạn chế, bất cập trong chính sách và cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)