5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Cơ sở hạ tầng của Thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long đã đầu tư xây dựng hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị hoạt động có hiệu quả, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Hạ Long như: chợ Hạ Long I, Chợ Hạ Long II, cùng các Trung tâm thương mại và các siêu thị, Thành phố đã đầu tư xây dựng chợ mới Vườn Đào ở phường Bãi Cháy, đã và đang xây dựng trung tâm thương mại hiện đại đa chức năng tại khu vực Bãi Cháy. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển phục vụ việc bốc dỡ vận chuyển hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng tàu du lịch quốc tế Hồng Gai được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đón các đoàn du lịch nước ngoài đến thăm vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển.
Hiện nay, khách du lịch có thể đến Hạ Long bằng cả đường bộ và đường biển. Thành phố Hạ Long kết nối với các các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới các quốc lộ và đường giao thông, nhưng hiện nay nhiều con đường đang trong tình trạng xuống cấp, làm tăng đáng kể thời gian lưu thông trên đường đến Hạ Long. Hiện có 3 tuyến quốc lộ chính với tuyến có lưu lượng xe cộ lớn nhất là tuyến thành phố Hà Nội đi thành phố
Hạ Long (khoảng cách 160 km), thành phố Hải Phòng đi thành phố Hạ Long (khoảng 30 cách 70 km) và thành phố Móng Cái đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 170 km). Do tình trạng đường xuống cấp, tốc độ giao thông trung bình thường chỉ đạt 50km/h, khiến cho việc giao thông đi lại tốn nhiều thời gian hơn dù chỉ trên một đoạn đường ngắn. Hiện chưa có tuyến tàu lửa tốc hành đến Quảng Ninh (mặc dù hiện nay có một tuyến đường sắt cho tàu chở hàng). Khách du lịch cũng có thể đến Hạ Long bằng đường biển qua nhiều cảng tàu khác nhau trên địa bàn tỉnh, chẳng hạn như cảng Hồng Gai, Bãi Cháy, Tuần Châu. Trong số đó có cảng Bãi Cháy và Tuần Châu là có cơ sở hạ tầng tốt, các cảng khác hiện vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất, chưa đủ và không có các loại biển báo và các thông tin cần thiết thường bằng tiếng nước ngoài cho khách du lịch quốc tế. Do không có sân bay nên tất cả khách du lịch sử dụng đường hàng không đến sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội và sân bay Cát Bi - Hải Phòng, rồi sau đó đến thành phố Hạ Long bằng đường bộ.
Về phương tiện đi lại, khách du lịch có thể đến thành phố Hạ Long bằng xe taxi, xe tuyến, xe thuê hoặc tàu biển. Để đi thăm vịnh, khách du lịch có thể sử dụng tàu nghỉ đêm hoặc tàu tham quan du lịch thông thường. Về chất lượng phục vụ khách du lịch, tàu nghỉ đêm trên vịnh thường cung cấp được những dịch vụ chất lượng cao, tuy nhiên xe khách và các phương tiện giao thông khác thì lại chưa đáp ứng được đầy đủ tiện nghi và dịch vụ còn yếu kém. Mặc dù có các tuyến xe khách đi từ Hà Nội đến Hạ Long và các thành phố khác trên địa bàn thành phố Hạ Long nhưng tại các bến xe không có đầy đủ biển báo và bảng tin ở những khu du lịch có khách du lịch quốc tế nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và hướng dẫn tuyến đường bằng tiếng nước ngoài.
Thành phố có nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream, Bưu
điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải, Bạch Đằng... Qua các năm cơ