5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
Chiến lược về kinh tế
Mục tiêu giai đoạn 2013 - 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thực hàng năm đạt 14%; tương đương mức tăng bình quân 14,5-15,0% về GRDP1 cao hơn mức dự báo của tỉnh khoảng 2,0-2,5% một năm. Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:
- Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế theo tiêu chí giá trị sản xuất. Cơ cấu đến năm 2020: 31% lĩnh vực Dịch vụ, 60% đối với các ngành Công nghiệp phi khai khoáng và ngành Xây dựng, 9% đối với ngành Công nghiệp khai khoáng và <1% đối với ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Giá trị sản xuất đạt khoảng 28.000 – 29.000 USD/người đến năm 2020; tương ứng khoảng 12.000 - 13.000 USD/người tính theo GRDP đầu người 23
- Tăng năng suất lao động bình quân đầu người hàng năm thêm 4%; - Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực Dịch vụ đạt 18%/năm về GTSX tương đương khoảng 18,7% tăng về GTTT, trọng tâm là ngành du lịch.
1 Quy đổi tương đương theo đối chiếu GTTT và GTSX lịch sử
2 Quy đổi tương đương theo đối chiếu GTTT và GTSX lịch sử
3 Tính GDP đầu người theo phương pháp tương tự Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Quảng Ninh, với dự
- Tăng trưởng các ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo với tốc độ trên 16,5% trong giai đoạn 2013 -2020. Để đạt được mục tiêu đó cần thu hút 2 - 3 doanh nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử EMS lớn đến KCN Việt Hưng;
- Phát triển các ngành Dịch vụ, Bán buôn, bán lẻ, Vận tải và Tài chính 18% hàng năm song song với tăng trưởng kinh tế chung;
- Đến năm 2020, tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên 14% phù hợp với định hướng tăng trưởng kinh tế;
- Tập trung đầu tư ngân sách Tỉnh và Thành phố vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm để củng cố phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khoa học kỹ thuật, cung cấp điện nước và quản lý chất thải: Huy động vốn đầu tư khoảng 3,1 tỷ Đô la Mỹ, cùng với tỉnh, để đầu tư cho 23 dự án ưu tiên trình bày trong Quy hoạch Phát triển Tổng thể Kinh tế - Xã hội, tập trung vào huy động khối tư nhân.
- Hỗ trợ các mục tiêu để đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 11-12% hàng năm bằng cách tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn:
Chiến lược về xã hội
Dân số và việc làm
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt mức khoảng 1,18% đến 2015 và 1,01% trong giai đoạn 2015 đến 2020. Dân số đạt 246.8004 người đến 2020 và tiếp tục tăng với mức cao hơn mức trung bình của tỉnh;
- Duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 1%, đảm bảo chất lượng đời sống của người dân và nguồn cung cấp nhân lực;
- Đạt được tỷ lệ hơn 55% lao động có việc làm trên tổng dân số; - Giảm tỷ lệ nghèo xuống mức 0,3%;
- Phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ, đặc biệt là những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực;
- Phát triển, thu hút và giữ nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực hành chính công và các ngành kinh tế như du lịch và chế biến, chế tạo;
- Tăng tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo lên hơn 90% (bao gồm các lao động kỹ thuật qua đào tạo);
Hạ tầng đô thị
- Phát triển các trung tâm văn hóa, như thư viện, triển lãm; Tổ chức các cuộc triển lãm định kỳ ở bảo tàng tỉnh, tăng số lượng hiện vật trưng bày; cải thiện cơ sở vui chơi giải trí như công viên, các lựa chọn giải trí khác của thành phố
- Đảm bảo 100% người dân có thể truy cập internet, tiếp cận với sóng phát thanh và tuyền hình.
Với mục tiêu rõ ràng về kinh tế-xã hội như vậy đã thể hiện sự quyết tâm xây dựng thành phố Hạ Long giàu mạnh và phát triển. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư từ NSNN (bao gồm cả NSNN từ Trung ương và địa phương) được lập kế hoạch chi tiết và cụ thể, số vốn tăng qua các năm và được phát triển các lĩnh vực của thành phố: công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp; giao thông vận tải; giáo dục, y tế,...