5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Kết quả đạt được
- Thành phố đã kịp thời và quyết liệt trong công tác chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban thực hiện nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của Chính phủ và của Tỉnh, đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, không để phát sinh nợ đọng, tồn đọng vốn. Năm 2015, thành phố đã giải quyết dứt điểm nợ đọng từ các năm trước chuyển sang và không để phát sinh nợ đọng mới.
- Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã đáp ứng được một số yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao hiệu quả vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh. Đã tạo ra được hệ thống tài sản mới cho tỉnh, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của tỉnh.
- Công tác kế hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc định hướng phát triển tổng thể, dài hạn đối với các ngành và các địa phương, làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng chương trình phát triển, các dự án thu thu hút đầu tư
- Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đã được thực hiện theo trình tự và quy định của pháp luật; đã tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành; các mặt công tác kỹ thuật được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch; bảo đảm tính hệ thống và tính khả thi.
- Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đã chấp hành theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như: Quy hoạch xây dựng, hoạt động xây dựng, hoạt động đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chi phí, ngân sách nhà nước, vấn đề thuế, thanh quyết toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Công tác phân cấp, giám sát đánh giá đầu tư bước đầu được triển khai. Điều này làm giảm đáng kể sự rườm rà, phức tạp của quy trình quản lý dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước; tăng cường tính tự chủ, sáng tạo cho các chủ thể quản lý, cấp trên không ôm đồm, còn cấp dưới không thụ động, bị động.
- Đã tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước khá đầy đủ với những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Thanh tra tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị được giao quản lý dự án việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua công tác thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện sai phạm trong công tác quản lý đầu tư.