Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Bình Dương

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh, trong giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh ban hành các quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển với số vốn đã phân bổ 21.115,057 tỷ đồng; tổng số vốn được giải ngân 21.047,531 tỷ đồng đạt 99,68% kế hoạch. Trong giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 316 công trình; trong đó có 134 công trình trường học các cấp, 29 công trình nâng cấp, mở rộng, sửa chữa, xây mới các tuyến đường, 19 dự án ứng dụng công nghệ thông tin…

Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2015, các dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh do được khảo sát, tư vấn thiết kế phù hợp và sát với điều kiện thực tế của địa phương; công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nên đã không thực hiện điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.

Trong thời gian qua, các giải pháp về quản lý đầu tư XDCB, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển (chiếm 6,7%) nhưng được tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, tạo động lực thu hút các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, việc thực hiện công tác phân cấp vốn đầu tư XDCB trong thời gian qua đã tạo được sự chủ động, linh hoạt việc bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng, bức xức, đáp ứng kịp thời nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các cấp. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư công trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án, giảm bớt các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn và quản lý đầu tư xây dựng. Công tác quản lý ngân sách đầu tư cũng như khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện, cấp xã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý đầu tư xây dựng. Giảm bớt áp lực cho các đơn vị cấp tỉnh trong việc quản lý, giám sát, cân đối bố trí vốn cho các công trình cấp huyện, cấp xã.

Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ. Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên cho những công trình quan trọng, bức xúc, các công trình chuyển tiếp, hạn chế tối đa khởi công mới. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đầu tư XDCB vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: nguồn vốn phân cấp tuy đã được cân đối, tính toán đảm bảo về định hướng phát triển, nhu cầu thực tế của từng huyện nhưng thực tế chưa đáp ứng được nhiệm vụ đầu tư XDCB của các đơn vị. Chất lượng

công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công chưa đảm bảo đủ năng lực dẫn đến một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần, thời gian thi công kéo dài làm tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ thực hiện…

Để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trên địa địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư trong thời gian tới tập trung thực hiện một số giải pháp. Đó là xây dựng kế hoạch và lộ trình xử lý khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản; không để phát sinh nợ đọng. Các cấp, các ngành tăng cường quản lý đầu tư phát triển trong tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, bố trí vốn đến triển khai, giám sát thực hiện, kiểm toán quyết toán.

Lựa chọn danh mục dự án, dự kiến phân bổ vốn tập trung hơn cho các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi công mới các dự án chưa thật sự cần thiết; công tác rà soát, thẩm định dự án, trong đó chú trọng thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn. Tiếp tục chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt dự án đầu tư, chỉ phê duyệt dự án đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; rà soát, đánh giá các dự án đầu tư, tập trung bố trí nguồn lực đối với các dự án có hiệu quả, dự án cấp bách; cắt giảm, dừng các dự án không có hiệu quả; chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án có khả năng chuyển đổi để huy động các nguồn lực khác và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

Nâng cao công tác quy hoạch; thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng tỉnh; hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch chi tiết các phường xã và quy hoạch ngành đảm bảo đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn.[12]

1.2.1.2. Kinh nghiệm tỉnh Cà Mau

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện, đồng bộ theo hướng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng phải được xem một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Cà Mau.

Tập trung tạo cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt trên 15.200 tỷ đồng, bình quân trên 3.000 tỷ đồng/năm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư đáng kể. Một số dự án , công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, đến nay thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình quan trọng như:

Về đường bộ: hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi và cầu Hòa Trung trên tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi vào cuối năm vừa qua, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho giao thông Cà Mau mà còn cho cả vùng. Đồng thời, hoàn thành tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp (đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau); cầu Gành Hào 2; cầu Năm Căn qua sông Cái Lớn nối với huyện Ngọc Hiển, cầu Đầm Cùng (và các cầu thuộc tuyến

đường Hồ Chí Minh); các cầu trên tuyến Quốc lộ 63; đường Cái Nước - Vàm Đình; nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tắc Thủ - U Minh; các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đã hoàn thành. Đang triển khai thi công tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Thới Bình - U Minh…

Các công trình thủy lợi, đê biển được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch sẽ khép kín hệ thống thủy lợi với 23 tiểu vùng (05 tiểu vùng thủy lợi Bắc Cà Mau và 18 tiểu vùng thủy lợi Nam Cà Mau). Đang tập trung đầu tư khép kín 08 tiểu vùng thủy lợi (Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau; các Tiểu vùng: II, III, V, X, XV, XVII, XVIII - Nam Cà Mau), đang triển khai đầu tư nâng cấp đê biển Tây.

Hạ tầng lưới điện, nhất là điện lưới nông thôn được triển khai nhanh chóng, trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đầu tư hàng ngàn km đường dây trung thế và hạ thế, phục vụ đắc lực trong sinh hoạt và sản xuất, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 94,7% năm 2010 lên gần 99% năm 2015.

Hạ tầng văn hóa - xã hội: Đã hoàn thành xây dựng một số bệnh viện trung tâm của tỉnh và TP. Cà Mau, hiện đang tập trung đầu tư 08 bệnh viện tuyến huyện còn lại), trên 100 trạm y tế xã, phường, thị trấn cơ bản được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn AP và vốn đối ứng; nhiều trường học các cấp được xây dựng mới, đến nay có trên 200 trường học đạt chuẩn quốc gia; cơ sở hạ tầng văn hóa - thể thao được đầu tư, đến nay, số xã, phường, thị trấn hình thành được trung tâm văn hóa- thể thao cơ sở với tỉ lệ gần 30%.

Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng; TP. Cà Mau được nâng cấp lên đô thị loại II; đô thị Năm Căn và Sông Đốc được nâng cấp lên đô thị loại IV; hạ tầng các đô thị huyện lỵ (Đầm Dơi, U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm) cũng được quan tâm đầu tư. Đang triển khai nhanh Dự án đầu tư nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án thành phố Cà Mau với tổng vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới, lồng ghép với chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy tác dụng, với hàng nghìn km đường giao thông nông thôn phục vụ cho đi lại và trao đổi hàng hóa. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có trên 4.000 km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng.

Định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Tuy có bước đột phá về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Cà Mau trong những năm gần đây, tuy nhiên nhìn tổng thể kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, thu hút vốn BOT, BT và PPP còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cho khai thác tiềm năng địa phương và phát triển thành kinh tế động lực của vùng ĐBSCL. Do vậy, việc đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ góp phần mở rộng không gian phát triển kết nối các địa phương, các khu vực kinh tế và của vùng ĐBSCL. Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau, cần phải thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trước mắt trong giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 cần triển khai thực hiện như sau:

Một là, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ, tập trung đầu tư các công trình quan trọng mang tính đột phá gắn với kết nối, liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng; triển khai đúng tiến độ các dự án giao thông đã được xác định trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012), cụ thể:

Về đường bộ: tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam qua tỉnh Cà Mau (đoạn từ giao lộ với đường Võ Văn Kiệt đến giao với Quốc lộ 1A, dài 09 km); đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 1A qua nội ô thành phố Cà Mau hoàn thiện nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63 đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô 2 làn xe; triển khai tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (dài 150 km, quy mô 4 làn xe)…

Về đường thủy nội địa: nạo vét tuyến kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, tuyến vận tải thủy Cà Mau - Năm Căn, tuyến liên kết nội vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp; hình thành Hành lang vận tải TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau.

Về đường biển: nạo vét luồng Bồ Đề - Năm Căn; xúc tiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài triển khai đầu tư dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai (có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 tấn).

Về đường hàng không nâng cấp, mở rộng sân bay Cà Mau (giai đoạn đến năm 2030, sẽ cải tạo đường hạ cất cánh, xây mới nhà ga hành khách đạt công suất 500.000 hành khách/năm đạt cấp 4C).

Khi các dự án giao thông trên hoàn thành sẽ tăng tính kết nối, đồng bộ và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ mang diện mạo mới, tạo bước ngoặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Cà Mau mà còn cả vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.

Hai là, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các đô thị động lực (thành phố Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc) gắn với bố trí, phân bố lại dân cư. Đến năm 2020, đầu tư nâng cấp thành phố Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I; nâng cấp thị trấn Cái Nước, Đầm Dơi, Rạch Gốc, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh đạt tiêu chí đô thị loại IV theo Định hướng phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012.

Ba là, phát triển hệ thống nguồn và truyền tải điện, bảo đảm nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư dự án Nhà máy điện Cà Mau 3 với công suất 988 MW, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2013-2020 (theo Quyết định số 2081/QĐ- TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ), đến năm 2020 cơ bản 100% hộ dân trong tỉnh có điện sử dụng.

Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi, xây dựng và củng cố hệ thống đê biển Tây, đê biển Đông và các đê sông theo Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ TTg ngày 27/5/2009). Đồng thời, xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân.

Năm là, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng văn hóa - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)