5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp về nguồn vốn
Để đạt tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội mới, thành phố Hạ Long sẽ cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội trị giá 147 nghìn tỷ đồng, và trong đó ~ 13,0 % là từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách Thành phố, Tỉnh và Trung Ương). Tỷ lệ vốn đầu tư ngân sách này phù hợp với định hướng chung được đưa ra trong Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh, và xem xét đến khả năng cân đối của Thành phố ngân sách trong giai đoạn đến năm 2020.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Hạ Long đến năm 2020 được dự báo từ các nguồn được thể hiện trong hình sau:
150
100
50
0
Vốn đầu tư xã hội (nghìn tỷ đồng) - giá cố định năm 2010 9,5% đến năm 2020 34,0% 143 35,5% 8,0% 10,5% 2,5% FDI Hộ gia đình
Vốn doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân) & vốn vay Vốn khác (ODA và các tổ chức)
Ngân sách Tỉnh/ Trung ương Ngân sách thành phố
27
2016-2020 2014-2015
116
Hình 4.1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2020
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030-UBND thành phố Hạ Long)
Để đạt tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội mới, thành phố Hạ Long sẽ cần tập trung để đầu tư vào một loạt những dự án có động lực có tác động cao nhất đối với Thành phố. Tổng mức đầu tư những dự án ưu tiên này được dự báo khoảng 64,5 nghìn tỷ đồng. Những dự án ưu tiên này như đã trình bày bao gồm nhiều dự án mang tính kết nối, liên địa phương với sự tham gia của nhiều địa phương trong Quảng Ninh cũng như các Tỉnh lân cận.
Với nguồn vốn cần thiết lớn, nguồn tài chính chỉ riêng từ thành phố Hạ Long sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các dự án. Thành phố
trong giai đoạn tới ưu tiên việc thu hút vốn từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, tuy nhiên với số lượng lớn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm cần phải có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách cấp Tỉnh và thành phố, lượng vốn cần thiết từ ngân sách nhà nước khoảng 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 22% tổng nguồn vốn đầu tư cần thiết. Phần còn lại có thể huy động các nguồn vốn phi chính phủ từ các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ, các khoản vay ưu đãi, khoản vay ODA, và huy động các nguồn vốn doanh nghiệp và vốn vay để đáp ứng được nhu cầu vốn còn lại vào khoảng 49,4 nghìn tỉ đồng.
Có các giải pháp chủ yếu để huy động vốn, cụ thể là:
Củng cố các thế mạnh hiện có để xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hạng nhất
Xây dựng và nâng cao (cùng với ban xúc tiến đầu tư) cách thức tiếp cận có tính hệ thống cho việc lựa chọn và tiếp cận nhà đầu tư;
Kêu gọi sự hỗ trợ cấp tỉnh và cấp quốc gia để thực thi có hiệu quả các dự án PPP; Liên kết, sử dụng thể chế mới như công ty tài chính của Tỉnh (đề ra trong quyết định 2428/ QĐ-TTg của thủ tướng ngày 31/12/2014).
a) Phát triển dựa trên thế mạnh hiện có để tạo ra một môi trường hàng đầu cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư
Thành phố Hạ Long cần có môi trường kinh doanh lành mạnh trước khi có thể huy động vốn một cách hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Ba sáng kiến sau đây sẽ được ưu tiên để tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện:
Cơ sở hạ tầng - Kết nối tốt, rõ ràng giữa các trung tâm kinh tế lớn như
Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái, Hạ Long - Hải Phòng là rất cần thiết cho một môi trường kinh tế lành mạnh. Ngoài ra, việc tiếp cận được nguồn năng lượng, điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng là rất quan trọng cho các doanh nghiệp.
Lao động - Các dự án được ưu tiên này cần đến nguồn nhân lực có kỹ
năng cao cho đặc biệt liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh tế, quy hoạch, pháp lý, cơ khí, hoặc hành chính.
Khởi động kinh doanh - Mặc dù việc bắt đầu hoạt động kinh doanh đã
trở nên dễ dàng hơn đáng kể ở Việt Nam trong những năm gần đây, dịch vụ này vẫn cần được cải thiện.
b) Xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống để lựa chọn và tiếp cận mục tiêu các nhà đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với IPA, thành phố Hạ Long sẽ theo một quy trình có cấu trúc để đạt được mục tiêu thu hút các nhà đầu tư có năng lực và đủ điều kiện để cấp vốn cho các dự án ưu tiên. Quy trình có cấu trúc sẽ bao gồm ba bước, chi tiết như sau: 1) Xác định tiêu chí mục tiêu của nhà đầu tư; 2) Soạn thảo các quy trình đầu tư rõ ràng cho từng nhà đầu tư mục tiêu mà trả lời câu hỏi: "Tại sao nhà đầu tư X nên đầu tư vào thành phố Hạ Long?"; 3) Xây dựng chiến lược truyền thông cho từng nhà đầu tư dựa trên một loạt các kênh khác nhau.
c) Tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc gia/tỉnh để thực hiện một cách hiệu quả các dự án Đối tác Công tư (PPP)
Mô hình Đối tác Công tư (PPP) có thể được sử dụng để thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp khu vực tư nhân trong hợp đồng trung và dài hạn để cung cấp một số dịch vụ hoặc công trình cơ sở hạ tầng nhất định.Tuy nhiên, bất chấp sức hấp dẫn ngày càng tăng của PPP tại các thị trường đang phát triển, trong thực tế khó có thể thực hiện thành công một dự án PPP. Việc thực hiện đúng ngân sách và đúng tiến độ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
Thành phố cần liên kết chặt chẽ với cấp Tỉnh, Trung Ương để áp dụng linh hoạt, kêu gọi đầu tư thông qua sử dụng một số thể chế tài chính mới như công ty tài chính tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch được thành lập theo quyết định 2428/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31/12/2014.
Để thành phố Hạ Long có thể đảm bảo thành công trong việc thực hiện các dự án PPP, Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp tỉnh và
trung ương. Thành phố sẽ thực hiện theo một quy trình có cấu trúc ba bước: 1) Tranh thủ đảm bảo sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh và trung ương (cả về con người và tiềm năng về tài chính) cho các dự án PPP của thành phố về cơ sở hạ tầng giao thông và xử lý chất thải; 2) Cam kết cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện PPP và 3) Xây dựng năng lực bổ sung khi cần thiết.