Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Tình hình hạn, mặn diễn ra sớm và kéo dài nên một số công trình, dự án phải tạm dừng thi công do thiếu nước ngọt, nhất là các công trình xây dựng dân dụng, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung.

Nguồn vốn Ngân sách trung ương hỗ trợ dàn trải ở nhiều chương trình, dự án đầu tư, mức vốn phân bổ hằng năm cho mỗi dự án rất ít, không phù hợp với tiến độ của dự án đầu tư được phê duyệt nhưng địa phương không có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh. Vốn tín dụng ưu đãi đến nay chưa được Trung ương giao kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiều công trình.

Chính sách về đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu ổn định làm cho công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách tiền lương thay đổi hằng năm, giá cả một số vật tư, nhiên liệu biến động theo thị trường nên phải lập, thẩm định lại hồ sơ dự án mất nhiều thời gian.

Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng thời gian qua có nhiều thay đổi, còn chồng chéo giữa các Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,... và các Nghị định hướng dẫn nhưng chưa được được các bộ, ngành trung ương giải thích rõ.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cơ chế phân bổ vốn Ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng nông thôn mới còn phân tán, dàn trải và huy động vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệp khó khăn nên tiến độ thực hiện Chương trình có chậm lại; nhiều sở, ngành địa phương chỉ trông chờ vào vốn Ngân sách nhà nước đầu tư, chưa tích cực huy động các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng.

Trung ương giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chậm nhưng yêu cầu thực hiện, giải ngân theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ rất gấp nên địa phương lúng túng trong thực hiện.

Công tác giám sát đầu tư của chủ đầu tư còn hình thức, chưa phản ánh đúng, chính xác thực tiễn đầu tư; công tác thông tin, báo cáo của một số ngành, địa phương, chủ đầu tư chưa kịp thời, chưa đầy đủ, chất lượng báo cáo chưa cao, chưa đề xuất được các giải pháp có hiệu quả về quản lý đầu tư xây dựng, huy động vốn đầu tư mà chủ yếu kiến nghị phân bổ vốn từ Ngân sách nhà nước cho ngành, địa phương mình.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm, phương hướng

Quan điểm

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm tính hiệu quả của vốn đầu tư phát triển. Đổi mới theo hướng khắc phục những thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Điều đó được quán triệt trong mọi khâu của chu trình quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của thành phố.

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hiệu quả;

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý.

Phương hướng

Việc thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành và chỉ đạo của UBND Tỉnh; thực hiện triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (5 năm) trên cơ sở căn cứ tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước của Thành phố theo từng nguồn vốn; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố; các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch 5 năm 2016-2020; Chương trình hành động thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của

tỉnh giai đoạn 2014-2020; Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình; Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: PPP, xã hội hóa...

4.1.2. Mục tiêu

Tích cực huy động các nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn trong nước, vốn ngoài nước để thực hiện nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre.

Tập trung vốn Ngân sách nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tạo động lực phục vụ phát triển kinh tế; đầu tư cho các xã điểm nông thôn mới và các xã nghèo, xã bãi ngang có điều kiện kinh tế - xã khó khăn.

Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm chi ngân sách địa phương; tiếp tục tranh thủ Trung ương hoãn, giãn trả nợ ứng trước Ngân sách trung ương đầu tư giai đoạn 2011-2015.

Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý dự án.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Giải pháp về nguồn vốn

Để đạt tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội mới, thành phố Hạ Long sẽ cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội trị giá 147 nghìn tỷ đồng, và trong đó ~ 13,0 % là từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách Thành phố, Tỉnh và Trung Ương). Tỷ lệ vốn đầu tư ngân sách này phù hợp với định hướng chung được đưa ra trong Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh, và xem xét đến khả năng cân đối của Thành phố ngân sách trong giai đoạn đến năm 2020.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Hạ Long đến năm 2020 được dự báo từ các nguồn được thể hiện trong hình sau:

150

100

50

0

Vốn đầu tư xã hội (nghìn tỷ đồng) - giá cố định năm 2010 9,5% đến năm 2020 34,0% 143 35,5% 8,0% 10,5% 2,5% FDI Hộ gia đình

Vốn doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân) & vốn vay Vốn khác (ODA và các tổ chức)

Ngân sách Tỉnh/ Trung ương Ngân sách thành phố

27

2016-2020 2014-2015

116

Hình 4.1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2020

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030-UBND thành phố Hạ Long)

Để đạt tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội mới, thành phố Hạ Long sẽ cần tập trung để đầu tư vào một loạt những dự án có động lực có tác động cao nhất đối với Thành phố. Tổng mức đầu tư những dự án ưu tiên này được dự báo khoảng 64,5 nghìn tỷ đồng. Những dự án ưu tiên này như đã trình bày bao gồm nhiều dự án mang tính kết nối, liên địa phương với sự tham gia của nhiều địa phương trong Quảng Ninh cũng như các Tỉnh lân cận.

Với nguồn vốn cần thiết lớn, nguồn tài chính chỉ riêng từ thành phố Hạ Long sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các dự án. Thành phố

trong giai đoạn tới ưu tiên việc thu hút vốn từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, tuy nhiên với số lượng lớn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm cần phải có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách cấp Tỉnh và thành phố, lượng vốn cần thiết từ ngân sách nhà nước khoảng 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 22% tổng nguồn vốn đầu tư cần thiết. Phần còn lại có thể huy động các nguồn vốn phi chính phủ từ các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ, các khoản vay ưu đãi, khoản vay ODA, và huy động các nguồn vốn doanh nghiệp và vốn vay để đáp ứng được nhu cầu vốn còn lại vào khoảng 49,4 nghìn tỉ đồng.

Có các giải pháp chủ yếu để huy động vốn, cụ thể là:

 Củng cố các thế mạnh hiện có để xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hạng nhất

 Xây dựng và nâng cao (cùng với ban xúc tiến đầu tư) cách thức tiếp cận có tính hệ thống cho việc lựa chọn và tiếp cận nhà đầu tư;

 Kêu gọi sự hỗ trợ cấp tỉnh và cấp quốc gia để thực thi có hiệu quả các dự án PPP; Liên kết, sử dụng thể chế mới như công ty tài chính của Tỉnh (đề ra trong quyết định 2428/ QĐ-TTg của thủ tướng ngày 31/12/2014).

a) Phát triển dựa trên thế mạnh hiện có để tạo ra một môi trường hàng đầu cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Thành phố Hạ Long cần có môi trường kinh doanh lành mạnh trước khi có thể huy động vốn một cách hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Ba sáng kiến sau đây sẽ được ưu tiên để tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện:

Cơ sở hạ tầng - Kết nối tốt, rõ ràng giữa các trung tâm kinh tế lớn như

Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái, Hạ Long - Hải Phòng là rất cần thiết cho một môi trường kinh tế lành mạnh. Ngoài ra, việc tiếp cận được nguồn năng lượng, điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng là rất quan trọng cho các doanh nghiệp.

Lao động - Các dự án được ưu tiên này cần đến nguồn nhân lực có kỹ

năng cao cho đặc biệt liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh tế, quy hoạch, pháp lý, cơ khí, hoặc hành chính.

Khởi động kinh doanh - Mặc dù việc bắt đầu hoạt động kinh doanh đã

trở nên dễ dàng hơn đáng kể ở Việt Nam trong những năm gần đây, dịch vụ này vẫn cần được cải thiện.

b) Xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống để lựa chọn và tiếp cận mục tiêu các nhà đầu tư

Phối hợp chặt chẽ với IPA, thành phố Hạ Long sẽ theo một quy trình có cấu trúc để đạt được mục tiêu thu hút các nhà đầu tư có năng lực và đủ điều kiện để cấp vốn cho các dự án ưu tiên. Quy trình có cấu trúc sẽ bao gồm ba bước, chi tiết như sau: 1) Xác định tiêu chí mục tiêu của nhà đầu tư; 2) Soạn thảo các quy trình đầu tư rõ ràng cho từng nhà đầu tư mục tiêu mà trả lời câu hỏi: "Tại sao nhà đầu tư X nên đầu tư vào thành phố Hạ Long?"; 3) Xây dựng chiến lược truyền thông cho từng nhà đầu tư dựa trên một loạt các kênh khác nhau.

c) Tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc gia/tỉnh để thực hiện một cách hiệu quả các dự án Đối tác Công tư (PPP)

Mô hình Đối tác Công tư (PPP) có thể được sử dụng để thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp khu vực tư nhân trong hợp đồng trung và dài hạn để cung cấp một số dịch vụ hoặc công trình cơ sở hạ tầng nhất định.Tuy nhiên, bất chấp sức hấp dẫn ngày càng tăng của PPP tại các thị trường đang phát triển, trong thực tế khó có thể thực hiện thành công một dự án PPP. Việc thực hiện đúng ngân sách và đúng tiến độ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng.

Thành phố cần liên kết chặt chẽ với cấp Tỉnh, Trung Ương để áp dụng linh hoạt, kêu gọi đầu tư thông qua sử dụng một số thể chế tài chính mới như công ty tài chính tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch được thành lập theo quyết định 2428/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31/12/2014.

Để thành phố Hạ Long có thể đảm bảo thành công trong việc thực hiện các dự án PPP, Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp tỉnh và

trung ương. Thành phố sẽ thực hiện theo một quy trình có cấu trúc ba bước: 1) Tranh thủ đảm bảo sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh và trung ương (cả về con người và tiềm năng về tài chính) cho các dự án PPP của thành phố về cơ sở hạ tầng giao thông và xử lý chất thải; 2) Cam kết cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện PPP và 3) Xây dựng năng lực bổ sung khi cần thiết.

4.2.2. Hoàn thiện phân cấp thẩm quyền, thẩm định đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tư phát triển từ ngân sách nhà nước

- Tách bạch quyền quyết định đầu tư và quyền chủ đầu tư. Với một quy mô vốn đầu tư, cơ quan quản lý ở một cấp (một cá nhân chịu trách nhiệm, được phân quyền) đã được phân cấp quyết định vốn đầu tư thì không được phân cấp làm chủ vốn đầu tư. Hoặc cơ quan quản lý ở một cấp được phân cấp làm chủ đầu tư thì không thực hiện thẩm quyền quyết định vốn đầu tư.

- Trong việc phân cấp thẩm quyền thẩm định vốn đầu tư phát triển từ NSNN phải dựa trên cơ sở năng lực thực tế và các điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị nhằm, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, đồng thời đảm bảo chất lượng quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố.

- Phân cấp toàn diện việc phê duyệt vốn đầu tư và kế hoạch đấu thầu đối với vốn đầu tư nhóm A, B và C cho các cơ quan cấp huyện nếu xét thấy đủ điều kiện, năng lực tổ chức thực hiện vốn đầu tư, không nhất thiết phải là cơ quan cấp thành phố trực tiếp thực hiện quy định hiện hành. Việc phân cấp quyết định vốn đầu tư phát triển phải gắn liền với quy định về đấu thầu trong tổ chức thực hiện vốn đầu tư.

4.2.3. Hoàn hiện phân cấp phân bổ ngân sách đầu tư phát triển

- UBND thành phố chịu trách nhiệm lập dự toán chi tiêu công tại cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp huyện, chi tiết theo các lĩnh vực và khoản mục chi, quyết định điều chỉnh dự toán chi tiêu công khi cần thiết. Ban quản lý đầu tư quyết định các biện pháp để triển khai thực hiện các hoạt động

đầu tư phát triển, giám sát việc thực hiện các hoạt động chi tiêu đầu tư đã được thông qua.

- UBND thành phố chịu trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp (Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư).

- Cơ quan tài chính ở cấp thành phố có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách cấp thành phố, chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình để báo UBND thành phố.

4.2.4. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển

Nâng cao chất lượng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của thành phố

- Công khai, minh bạch, tăng cường công tác giám sát, tham gia của cộng đồng đối với việc xây dựng kế hoạch. Các báo cáo quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)