Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ

NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một là, về phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động rất tích cực tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển.

Hai là, kế hoạch vốn đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đây là công cụ quản lý nhà nước theo mục tiêu được thể hiện bằng những mục tiêu, định hướng phát triển trong một thời gian nhất định.

Ba là, về tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển. Cần có nhiều bước đổi mới theo hướng áp dụng một số chính sách và cơ chế mới nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước của tỉnh.

Bốn là, về kiểm tra thực hiện, Ban quản lý đầu tư kiểm tra, giám sát đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán.

Năm là, tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách rõ ràng hấp dẫn và quỹ đất sạch…

Sáu là, quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển. Như vậy, mới có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đúng nơi, đúng chỗ, phân bổ phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất.

Bảy là, phải có các cơ chế chính sách đột phá và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư... Đặc biệt, cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa và huy động tối đa nguồn vốn tư nhân vào tham gia đầu tư phát triển

Tám là, cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh

các quan hệ đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT... Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công... tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết là:

- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ra sao?

- Những giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Nguồn tài liệu và nội dung thu thập thông tin

Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu, thông tin được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và khách quan.

Các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá công tác công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được thu thập số liệu thứ cấp qua các năm 2014-2016.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp, nguồn từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo về số liệu đầu tư của Sở kế hoạch đầu tư; Sở Tài chính Quảng Ninh. Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước; báo, tạp chí về quản lý đầu tư, vốn đầu tư phát triển, kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển ở các địa phương; đồng thời thu thập, tổng hợp kết quả quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long.

Số liệu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long; số liệu tại Cục Thống kê, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính thành phố Hạ Long và một số cơ quan có liên quan.

* Cách thức thu thập thông tin:

Tác giả trực tiếp tới các cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố Hạ Long, các Sở của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, sử dụng công cụ Internet qua trang web của các cơ quan để tìm hiểu, thu thập thêm các thông tin liên quan đến đề tài.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp dưới dạng thông tin và số liệu, những kết quả đạt được để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá kết quả đầu tư trong các lĩnh vực, quy mô vốn, cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo lĩnh vực và theo địa bàn các huyện, xã bằng các mức biến động tuyệt đối và tương đối:

+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng phát triển của kinh tế tại địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN như: phân cấp quản lý, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác quản lý vốn đầu tư phát triển.

c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm... 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3….

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti = ; i=2,3,….n Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti =

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4… tn

Công thức tính: =

hoặc: = =

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu d. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN; xin ý kiến Ban Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long và Sở ban ngành có liên quan.

e. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.3. Xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel

Tác giả thu thập, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về

công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt được. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ các biểu đồ, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel để người đọc dễ dàng đánh giá các số liệu hơn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá tổng mức vốn đầu tư phát triển và cơ cấu vốn; Cơ cấu vốn đầu tư

phát triển từ NSNN (TW, ĐP)

năm i (%)

=

Số vốn từng nguồn (Trung ương, địa phương) của năm i

x 100 Tổng số vốn của năm i

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá cơ cấu vốn theo từng nguồn từ Trung ương và Địa phương được sử dụng ở mức độ nào cho đầu tư phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn nghiên cứu,

Cơ cấu thực hiện so với kế hoạch

năm i (%)

=

Số vốn thực hiện của năm i

x 100 Số vốn kế hoạch của năm i

Chỉ tiêu cơ cấu vốn thực hiện so với kế hoạch nhằm đánh giá số vốn thực hiện so với kế hoạch được ở mức độ nào, nếu số thực hiện so với kế hoạch đạt trên 100%, có nghĩa là khả năng thực hiện vốn cho ĐTPT nhu cầu lớn hơn dự kiến, ngược lại nếu số thực hiện so với kế hoạch nhỏ hơn 100% có nghĩa là địa phương có nhu cầu vốn cho ĐTPT ít hơn dự kiến.

- Chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo lĩnh vực, ngành nghề;

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN từng lĩnh vực, ngành nghề

năm i (%)

=

Số vốn đầu tư phát triển từ NSNN từng lĩnh vực, ngành nghề của năm i

x 100 Tổng số vốn của năm i

Chỉ tiêu này cho biết nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ NSNN từng lĩnh vực, ngành nghề (như kinh tế, xã hội,…) của địa bàn nghiên cứu được sử dụng ra sao, mức độ ưu tiên cho ngành nghề lĩnh vực nào.

- Chỉ tiêu đánh giá quy mô vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành cho phát triển từ NSNN;

Quy mô vốn = Vốn khu vực kinh tế Nhà nước + Vốn ngoài nhà nước + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong đó:

+ Vốn khu vực kinh tế Nhà nước gồm vốn NSNN, vốn vay, vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn khác.

+ Vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn của doanh nghiệp, vốn của dân cư Chỉ tiêu này xem xét nhu cầu vốn sử dụng theo giá hiện hành của địa phương có khối lượng vốn ĐTPT từ NSNN được cấu thành từ vốn của từng khu vực.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Khái quát về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Địa hình

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

+ Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. + Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long

chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.

Thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)