5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm, phương hướng
Quan điểm
Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm tính hiệu quả của vốn đầu tư phát triển. Đổi mới theo hướng khắc phục những thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Điều đó được quán triệt trong mọi khâu của chu trình quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của thành phố.
Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hiệu quả;
Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý.
Phương hướng
Việc thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành và chỉ đạo của UBND Tỉnh; thực hiện triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (5 năm) trên cơ sở căn cứ tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước của Thành phố theo từng nguồn vốn; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố; các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch 5 năm 2016-2020; Chương trình hành động thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của
tỉnh giai đoạn 2014-2020; Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình; Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: PPP, xã hội hóa...