Xu hướng hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Xu hướng hội nhập quốc tế

Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư…

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam vẫn đang đàm phán một số Hiệp định bao gồm: (i) FTA Việt Nam - Khối EFTA (Tụy Sỹ, Nauy, Ai-xơ-len và Lích-ten- xtanh); (ii) Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN với 6 nước đối tác (RCEP); (iii) FTA ASEAN - Hồng Kông. Ngoài lợi ích kinh tế, các FTA với các đối tác này cũng góp phần làm phong phú thêm quan hệ thương mại và chính trị của Việt Nam với các nước.

Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Đối với thu ngân sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ bản là không lớn do:

(i) Mặc dù giai đoạn 2015 - 2018, các Hiệp định thương mại đã ký kết với ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc bước vào giai đoạn cắt giảm thuế và xóa bỏ thuế quan sâu và cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ các nước này, song lộ trình cắt giảm thuế đã thực hiện từ nhiều năm, nên không có ảnh hưởng đột ngột đến nguồn thu NSNN. Đối với TPP, nhập khẩu của Việt Nam từ các nước TPP chiếm khoảng hơn 20% tổng kim ngạch nhập khẩu tuy nhiên, trong số 11 nước thành viên TPP, Việt Nam đã ký kết FTA với 6/11 nước, đồng thời nhập khẩu từ 5 nước còn lại chỉ chiếm khoảng hơn 5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, có thể nói mức ảnh hưởng tới thu NSNN là không nhiều; (ii) Việc cắt giảm thuế quan trong TPP cũng như trong các FTA sẽ khiến cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đối tác chắc chắn có tăng lên và do đó, số thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu đương nhiên cũng tăng theo. Ngoài ra, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm cũng sẽ tác động tích cực đến nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực đầu tư: Việc gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về tăng cường năng lực của cơ quan quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, tránh nguy cơ bong bóng hoặc rút vốn ồ ạt, để nền kinh tế có thể hấp thụ lượng vốn một cách có hiệu quả. [15]

Thành phố Hạ Long nằm trong xu thế hội nhập kinh tế, đã và đang triển khai các dự án đầu tư phát triển cho lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chi tiết tại bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Các dự án ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2020 Cấp độ ưu

tiên (A là cấp độ cao

nhất)

Tên dự án Dự kiến nguồn vốn

chính Thời gian dự kiến Chi phí dự kiến (tỉ đồng)

A Hoàn thiện thi công tuyến đường Hạ Long - Hải Phòng

Vốn đầu tư

Nhà nước/PPP 2014-2017 14.000

A Nâng cấp hệ thống thu gom

và xử lý nước thải

ODA/Vốn đầu tư

Nhà nước/PPP 2014 – 2019 2.011

A Hoàn thành tuyến đường Việt Hưng - Cái Lân

Vốn đầu tư

Nhà nước 2015-2018 218

A Khu du lịch ở Hòn Gai Vốn đầu tư Nhà nước 2015 ~20

A Triển khai dịch vụ xe tuyến từ các sân bay đến Hạ Long

Nhà nước đầu tư ban đầu/Vốn đầu tư tư

nhân

2015 ~20

A

Phát triển dịch vụ xe buýt hoặc taxi đường thủy và cáp treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các điểm du lịch chính

Nhà nước đầu tư ban đầu/ Vốn đầu tư tư

nhân

2015 ~10 –

20

A

Nâng cao năng lực chiến dịch thu gom và tiêu hủy rác thải trên Vịnh Hạ Long Vốn đầu tư Nhà nước 2015 16 A Cải thiện các dịch vụ dành cho khách du lịch lẻ Vốn đầu tư Nhà nước 2015 1-2

B Nâng cấp và nâng cao năng

lực của các cơ sở xử lý nước

ODA/Vốn đầu tư

Nhà nước 2014 - 2020 ~1.500

B Cải thiện độ tin cậy của mạng lưới phân phối điện

Các doanh nghiệp nhà nước, Vốn đầu tư Nhà nước/PPP 2014 - 2020 ~1.100 B Nâng cấp các cơ sở xử lý chất thải rắn Vốn đầu tư Nhà nước 2014 - 2017 241

B Cải thiện chất lượng giáo dục

phổ thông tại các nhà trường

Vốn đầu tư

Nhà nước 2015 - 2020 độ tham gia Theo mức

B

Cải thiện quan hệ hợp tác giữa các ngành nghề và nhà trường, đặc biệt là về mức độ tương thích của chương trình học Vốn đầu tư Nhà nước 2015 - 2020 Theo mức độ tham gia

C Xây dựng đoạn tuyến cao tốc

Hạ Long - Vân Đồn

PPP/ODA/Vốn đầu

tư Nhà nước 2015 - 2019 ~13.000

C

Triển khai chương trình chính phủ điện tử cho các dịch vụ công

Vốn đầu tư

Nhà nước 2015 - 2016 ~35

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030-UBND thành phố Hạ Long)

Thành phố Hạ Long là thành phố du lịch được thế giới công nhận di sản việc tôn tạo, sửa sửa, xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp kinh tế - xã hội thành phố đã thu hút rất nhiều mối quan tâm của các nhà đầu tư. Bảng số liệu trên cho thấy, thành phố đã sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư phát triển các lĩnh vực của thành phố. Với sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ đã thúc đẩy gia tăng sử dụng vốn từ NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội thành phố, bên cạnh đó cũng tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ ODA, FDI, đối tác công tư (PPP),…tham gia đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 87 - 90)