1.3.3.1. Cấu trúc của văn hóa nhà trường
Hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một trong hai mô hình cấu trúc sau đây:
Mô hình thứ nhất - Mô hình tảng băng (hai tầng bậc): Mô hình này được đưa ra bởi Frank Gonzales (1978). Theo ông, văn hóa tổ chức giống như một tảng băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của của con người mà chúng ta khó quan sát được hoặc khó thay đổi (Dẫn theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc [15])
Hình 1.1. Mô hình tảng băng của Frank Gonzales
Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT. Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi và phần chìm:
Sơ đồ 1.2: Các tầng bậc của văn hóa nhà trường
Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc:
Đây là mô hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H. Schein đưa ra và được áp dụng vào VHNT. Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:
- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể nhận diện được.
- Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện trong cách ứng xử, thái độ, niềm tin của các thành viên NT.
- Tầng thứ ba: là những yếu tố liên quan đến hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức từ môi trường xung quanh, thực tế. [15]
Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những giả thiết cơ bản - tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa. Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào. Ngược lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và có trách nhiệm, tổ chức sẽ khuyến khích mọi người làm
Phần chìm
Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu
Khung cảnh, cách bài trí lớp học
Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng
Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ
Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…
Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân
Quyền lực và cách thức ảnh hưởng
Thương hiệu
Các giá trị
Các giả định ngầm…
việc theo cách riêng và theo tốc độ riêng của mỗi người. Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giá trị được thể hiện.
Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT đòi hỏi phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường.
1.3.3.2. Biểu hiện của văn hóa nhà trường
Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện của VHNT đặc biệt phong phú. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là:
Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường
Các giá trị, chuẩn mực, niềm tin trong nhà trường
Các truyền thống, nghi lễ , nghi thức, của nhà trường
Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường
Con người và các mối quan hệ trong nhà trường
Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường. [11]
Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả Peterson K.D., Deal T.E., Gonzales F., Jerald C., Richardson J. về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau:
* Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm: - Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh, cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của HS, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS…
- Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường.
- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường. - Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường.
- Không khí lớp học.
- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường. - Hoạt động của GV trong nhà trường. - Hoạt động tập thể của GV, HS nhà trường.
- Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường. - Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ GV. - Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, GV.
* Các yếu tố bề sâu của VHNT - là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Các yếu tố bề sâu của VHNT bao gồm:
- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường. - Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường. - Cảm xúc các thành viên khi đến trường.
- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường.
- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo, đổi mới, sự hợp tác... - Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…