Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh trong tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 81 - 84)

chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Thông qua các hoạt động phong trào thi đua, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch quản lý VHNT để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hình thành, tạo dựng các nếp sống, phong cách văn hóa văn minh cho HS trong việc học tập, giao tiếp, trang phục, đi lại… Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tác động đến nhà trường, đến HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức lối sống.

Xây dựng biểu tượng “học sinh thanh lịch” trở thành nét riêng của trường THPT Đoan Hùng.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Phát động trong toàn thể HS thi đua học tập với động cơ thái độ học tập đúng đắn, chủ động, tích cực, tự giác: thực hiện nghiêm nội quy giờ học, tích cực cộng tác với giáo viên để xây dựng bài học - thể hiện vai trò chủ thể của hoạt động học, chủ động đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập; học toàn diện các môn học, không học lệch, học tủ; phấn đấu làm hết bài tập ở lớp cũng như thầy cô cho về nhà; nghiêm túc trong làm bài kiểm tra, bài thi (không quay cóp gian lận, nhìn bài của bạn, nhờ bạn làm hộ…), có thái độ bài trừ, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi cử, đi học muộn, bỏ tiết, bỏ buổi học; phấn đấu đạt điểm cao các bài kiểm tra, bài thi theo chương trình môn học cũng như trong các kỳ thi HS giỏi.

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn “Học sinh thanh lịch” với các nội dung về ngôn ngữ, hành vi giao tiếp văn hóa; trang phục, đầu tóc văn minh phù hợp với HS trung học phổ thông (trong đó có vấn đề đồng phục); việc chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông; tinh thần đoàn kết thân ái; ý thức tham gia xây dựng tập thể lớp vững mạnh; ý thức bảo vệ của công; tinh thần tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, tham gia các phong trào do nhà trường, Đoàn thanh niên phát động, không mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, không xem phim ảnh, chơi game có nội dung xấu; không đánh cãi chửi nhau… giúp HS có ý thức tự giác thực hiện.

Tính tiên phong, gương mẫu đi đầu của CBQL, những cá nhân đứng đầu các tổ chức đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động VHNT. Cần xây dựng các hình mẫu, các gương điển hình trong việc thực hiện tốt hoạt động xây dựng VHNT. Lãnh đạo nhà trường cần ưu tiên, đầu tư cho một hoặc một vài cá nhân, đơn vị để tạo họ thành "người tiên phong" hay "điển hình tiên tiến" của phong trào. Khi đã có điển hình tiên tiến rồi thì việc viện dẫn các điển hình đó không nhất thiết phải do lãnh đạo nhà trường thực hiện mà có thể để chính các điển hình đó chia sẻ với các thành viên khác trong nhà trường.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Trước hết, muốn tạo được không khí thi đua sôi nổi, nhiệt tình và đầy tự giác trách nhiệm của người tham gia, lãnh đạo nhà trường, người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường khi phát động phong trào cần phải tạo được không khí cởi mở, chia sẻ, động viên để kích thích các thành viên tham gia hoặc cổ vũ cho các phong trào. Đồng thời người lãnh đạo phải là người gương mẫu trong việc hưởng ứng tham gia và chấp hành tốt các nội dung thực hiện. Lãnh đạo nhà trường giao Đoàn thanh niên chủ trì phối hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn “Học sinh thanh lịch” các trường THCS, dự thảo chương trình thi đua học tập với động cơ thái độ học tập đúng đắn tích cực.

Tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng vào các dự thảo của cán bộ giáo viên và HS, khi đã được tham gia xây dựng thì sẽ tạo được sự đồng thuận cao và các thành viên sẽ tự giác thực hiện. Tổ chức bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh văn bản và trình

hiệu trưởng phê duyệt trở thành tiêu chuẩn, chương trình chính thức. Căn cứ vào quy chế VHNT để đánh giá nội dung thi đua và các chỉ tiêu đã đề ra.

Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong tổ chức phát động thi đua trong toàn trường; tổ chức cho các lớp đăng ký, cam kết thi đua. Phối hợp với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy các bộ môn theo dõi giám sát và có đánh giá chính xác kịp thời kết quả thi đua sau mỗi học kỳ.

Qua các hoạt động phong trào thi đua giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn.

Trong nhà trường, có rất nhiều dịp và lý do xoay xung quanh chủ đề dạy và học để tổ chức các sự kiện và phong trào thi đua thể hiện nét văn hóa trong nhà trường như ngày thành lập trường, ngày khai giảng, bế giảng, ngày 20/10, 20/11, 8/3, 26/3... Trên cơ sở các chủ đề đó, nhà trường tổ chức phong trào thi đua, tổ chức sự kiện để hướng HS vào các hoạt động lành mạnh, nhân văn, dần hình thành phong cách, bản lĩnh, tránh xa các tệ nạn xã hội... Qua các hoạt động này nhà trường cũng có thể đưa ra những hướng dẫn, định hướng về cách thức học tập, cách đối nhân xử thế cho HS.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy tính tích cực học tập, thi đua của HS. Đoàn thanh niên phải đổi mới hình thức phát động, cách thức tổ chức thi đua theo hướng đa dạng, phong phú có sức lôi cuốn HS tích cực tham gia. Sau mỗi đợt thi đua cần thông báo rộng rãi kết quả của từng khối lớp trên phương tiện thông tin loa đài của nhà trường và gửi văn bản đến các khối lớp để kích thích HS. Việc đánh giá thi đua phải đảm bảo kịp thời, công bằng, chính xác và công khai, minh bạch.

HS phải nhận thức rõ về trách nhiệm của cá nhân, ý nghĩa của việc thi đua, trên cơ sở đó tự giác, tích cực, có nhu cầu, hứng thú tham gia phong trào thi đua.

Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các cuộc thi, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt kết quả tốt, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu với các trường bạn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 81 - 84)