Các biện pháp đề ra trên đây cần phải được kết hợp hài hòa trong quá trình thực hiện thì mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý VHNT. Để công tác quản lý VHNT đạt hiệu quả tối đa thì cần thiết phải thành lập ban chỉ đạo để điều hành các hoạt động. Mỗi lực lượng tham gia vào hoạt động
phải hợp tác chặt chẽ với mọi người, có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động đó. Trong bối cảnh hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục đang có nhiều thay đổi để “đồi mới căn bản và toàn diện”, có nhiều yếu tố dễ tác động đến tâm lý của GV, HS và sự đoàn kết trong tổ chức, vì vậy cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tăng cường kỷ cương, nề nếp và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy và học.
Bên cạnh đó, để xây dựng và phát triển VHNT cũng cần phải xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp và thực hiện nếp sống văn minh... căn cứ vào cơ sở vật chất, tình hình thực tiễn của nhà trường, của địa phương, tức là xây dựng các yếu tố “bề nổi” của VHNT, tạo nên bầu không khí nề nếp, thoải mái khi tham gia các hoạt động trong nhà trường.
Các biện pháp nêu trên đều quan trọng và có sự kết hợp chặt chẽ, tương tác lẫn nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh, có vị trí cần thiết khác nhau trong quá trình quản lý VHNT. Chúng tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát huy tác dụng làm công tác quản lý VHNT đạt hiệu quả cao hơn.
Muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà cần thực hiện một cách đồng bộ. Vì chúng có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng.