Tính cấp thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 93 - 97)

Những biện pháp quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn mà tác giả đề xuất trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế. Để có cơ sở khoa học cho việc kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng hình thức phiếu khảo sát trong đội ngũ CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Ý kiến của 10 CBQL và 50 GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn mà tác giả đã đề xuất được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Khảo nghiệm sự nhận thức về các biện pháp quản lý VHNT

S T T Các biện pháp Mức độ cầp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Rất cấp thiết Không cấp thiết Rất khả

thi Khả thi Không Khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Tiếp cận nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

42 70 15 25 3 5 39 65 19 32,1 2 2,5

2

Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản lý VHNT và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả 42 70 18 30 0 0 39 65 11 35 0 0 3

Chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên

4

Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT cho đội ngũ GV 48 80 11 18 1 2 42 70 18 30 0 0 5 Đôn đốc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóa; 42 70,0 18 30 0 0 42 70 18 30 0 0 6

Kiến tạo cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường;

36 60 18 30 6 10 42 70 12 20 6 10

7

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh;

36 60 24 40 0 0 36 60 18 30 6 10

8

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường.

42 70 12 20 6 10 42 70 12 20 6 10

Biểu 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết

Kết quả đánh giá của các CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn cho thấy:

Cả 8 biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là rất cấp thiết ở mức độ khá cao từ 59,1% đến 77,3%, trong đó được đánh giá là cấp thiết nhất ở biện pháp 4 “Phát huy vai trò chủ thể của GV và HS trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường”, tiếp đến là biện pháp 8 “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý VHNT” và “Nâng cao nhận thức cho CB,GV và HS về vai trò của VHNT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”. Điều đó cho thấy việc xây dựng VHNT phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác thực hiện của các thành viên trong nhà trường. Công tác kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT một cách hiệu quả. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS là một việc làm rất cần thiết. Tỷ lệ đánh giá ở mức độ không cấp thiết của cả 8 biện pháp đều rất nhỏ từ 1,5% đến 3,0%. Sự chênh lệch giữa mức độ rất cần thiết và không cần thiết là rất lớn, chứng tỏ hệ thống các biện pháp mà tác giả đưa ra có tính cần thiết cao và không thể thiếu đối với công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT được cho bởi biểu đồ 3.2 dưới đây:

Biện pháp Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Kết quả đánh giá của các CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cho thấy:

Đa số CBQL, GV đều nhận thấy tính khả thi của của các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý VHNT. Trong đó, các biện pháp được số CBQL và GV đánh giá rất khả thi với tỷ lệ cao là: “Phát huy vai trò chủ thể của GV và HS trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường” chiếm 78,8%; “Tăng cường quản lý việc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóa” chiếm 72,7% và “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý VHNT” chiếm 71,2%. Những biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính rất khả thi dao động từ 59,1% đến 68,2%. Chỉ có một bộ phận nhỏ CBQL và GV đánh giá về tính khả thi của các biện pháp (từ 1,5% đến 4,5%) đánh giá không khả thi.

Qua kết quả đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cho thấy: Đa số CBQL và GV đều tán thành và ủng hộ các biện pháp về tính cấp thiết và tính khả thi do tác giả đề xuất. Không có biện pháp nào được đánh giá rất cấp thiết mà tỷ lệ không khả thi lại cao và ngược lại. Tỷ lệ đánh giá tốt cả về tính cấp thiết và khả thi ở các biện pháp tương đối đồng đều cho cả 8 biện pháp. Điều đó chứng tỏ

Tỉ lệ %

rằng các các biện pháp quản lý VHNT do tác giả đề xuất đều có thể áp dụng vào thực tế quản lý tại các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn nhằm đẩy mạnh công tác quản lý VHNT. Mặt khác, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể có thể nhân rộng, áp dụng các biện pháp này với các trường THCS ở các địa phương có điều kiện tương tự như huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)