1.5.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương
Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới công tác quản lý VHNT, bởi vì:
- Điều kiện kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến việc cung cấp các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS. Chính nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo nền tảng cho các nhà trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp; tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thầy cô giáo có điều kiện thuận lợi giành hết thời gian, công sức, trí tuệ cho công tác, phục vụ sự nghiệp GD&ĐT. Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến công tác quản lý văn hóa của mỗi nhà trường, mỗi HS vì các nhà trường và HS không thể đứng trong môi trường khép kín.
- Tình hình xã hội ổn định, trật tự kỷ cương, lành mạnh là môi trường xã hội thuận lợi để giáo dục nhân cách HS, phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc xây dựng và phát triển VHNT. Môi trường xã hội lành mạnh sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an ninh, hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội
Quản lý văn hóa nhà trường
Năng lực quản lý của Ban Lãnh đạo nhà trường Điều kiện vật chất
cho thực thi
Đặc thù của nhà trường và những thách thức đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay Nhận thức của cán bộ GV, gia đình và các tổ chức xã hội Thực trạng văn hóa học đường Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành GD Điều kiện kinh tế - xã
hội, văn hóa của địa phương
1.5.1.2. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục
Công tác quản lý VHNT có điều kiện phát triển mạnh mẽ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được quan tâm chỉ đạo. Nó đòi hỏi phải có chương trình và tài liệu riêng, chuyên sâu, chuyên đề; đòi hỏi những CBQL giáo dục được bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức kỹ năng và phải có kinh phí phục vụ các hoạt động phát triển VHNT. Vì vậy phải có cơ chế chính sách riêng về nó. Mặt khác công tác quản lý VHNT sẽ được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; được quan tâm trong các đợt thanh kiểm tra trường học; đánh giá xếp loại thi đua của nhà trường.
Để đáp ứng những đòi hỏi nêu trên rất cần đến cơ chế chính sách, sự chỉ đạo tích cực của ngành giáo dục nhất là đối với Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT. Như vậy có thể nói cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý VHNT.
1.5.1.3. Thực trạng văn hóa học đường
Văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm với nhiều điều đang bị công luận lên án như: hiện tượng “phi văn hóa” trong giao tiếp, ứng xử xã hội, bạo lực học đường, sự thờ ơ vô cảm... Những vấn đề trên nảy sinh và tạo thành những thách thức cho quản lý VHNT. Các trường THCS cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo trong kết nối và thu hút quan tâm, đầu tư thông qua nhiều con đường, trong đó có văn hóa để tạo nên bản sắc, nét độc đáo riêng, tạo nên “thương hiệu” riêng của nhà trường.