Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 90 - 91)

liên quan khi phát hiện các vi phạm nghiêm trọng hành vi VH, vi phạm pháp luật (chưa đến mức phải xử lý hình sự) cần thông tin ngay cho nhà trường để giáo dục HS.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, lực lượng ngoài nhà trường.

Phải tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng trên địa bàn.

Có đủ các nguồn lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, quy chế phối hợp.

3.2.8. Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường nhà trường

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý VHNT, kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên phát huy; những mặt chưa tốt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

Công tác kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy chế quản lý VHNT cần phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ để nhà quản lý thấy được kết quả chuyển biến và chất lượng tự giáo dục, ý thức chấp hành của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý VHNT, qua đó tuyên dương những gương điển hình và có biện pháp xử lý để uốn nắn những hành vi lệch chuẩn. Qua công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện rà soát những văn bản, những quy định bất cập không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó cần rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc vì đây là một trong những điều kiện tiên quyết trong nỗ lực hoàn thiện VHNT. Cụ thể là hoàn thiện quy chế hoạt động của nhà trường và chuẩn hóa hệ thống thủ tục làm việc.

Trong biện pháp này cần nêu cao tính tự giác và tính gương mẫu của mọi thành viên trong nhà trường, trong đó CBQL, GV thực sự phải là tấm gương sáng cho HS noi theo.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thường xuyên đánh giá VHNT và thiết lập một chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng và thay đổi thường xuyên.

Yêu cầu ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình HS trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về GVCN lớp vào thứ sáu hàng tuần, GVCN sẽ tổng hợp và báo cáo bằng văn bản gửi về lãnh đạo nhà trường. GVCN phối hợp với các lực lượng bảo vệ, quản sinh của nhà trường cung cấp thông tin về tình hình HS cho lãnh đạo trường.

Nhà trường tổ chức họp, tổng kết giúp kinh nghiệm công tác quản lý VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và theo năm học đồng thời đề ra phương hướng cho học kỳ, năm học tới.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có đủ phương tiện, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin và truyền thông.

Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá, quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá về VHNT.

Đảm bảo quan điểm kiểm tra, đánh giá trung thực, khách quan, công bằng, chính xác, không chạy theo thành tích, tạo cơ hội cho các hoạt động phát triển.

Cần kết hợp các hình thức kiểm tra như: thường xuyên, định kỳ, đột xuất… Có cơ chế để khen thưởng, động viên kịp thời, tạo điều kiện thúc đẩy sự tiến bộ hơn nữa đối với đối tượng được kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 90 - 91)