về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Để quản lý tốt VHNT trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức giác ngộ của các thành viên trong nhà trường đối với các vấn đề chính trị - xã hội hiện nay. Thấy được sự thay đổi của các quan niệm, các giá trị văn hóa truyền thống trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hiểu biết sâu sắc về vấn đề đổi mới của ngành giáo dục. Phải coi việc nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường là một quá trình lâu dài và có tính hệ thống.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho CBQL, GV, HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng của công tác quản lý văn hóa nhà trường, trên cơ sở đó
mỗi cá nhân, mỗi bộ phận xác định rõ ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác, tích cực tham gia công tác quản lý VHNT; tạo sự nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các lực lượng trong và ngoài nhà trường; phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng... nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý VHNT.
Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong công tác tuyên truyền. Tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường đối với công tác xây dựng và phát triển VHNT, đặc biệt chú trọng vai trò của Đội thiếu niên TPHCM, Đoàn thanh niên. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền cho hoạt động quản lý VHNT.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống tới toàn thể CB, GV, NV và HS nhà trường. Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt theo chuyên đề, chú ý đến chủ đề văn hóa học đường trong thời kỳ hội nhập. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, diễn đàn, đối thoại, hội thảo theo những chủ đề về Bác Hồ, về Đảng, Đoàn, về văn hoá nhà trường, thông tin thời sự, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà trường trong CB, GV và HS; đến cha mẹ HS và nhân dân địa phương nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về VHNT. Xây dựng cụ thể các chuẩn mực đạo đức, hành vi văn hóa của CB, GV và HS. Thống nhất các nghi thức, trang phục của nhà trường. Tổ chức các cuộc hội thảo về công tác quản lý VHNT.
Phối hợp các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm tăng cường xây dựng kỷ cương, nền nếp trong giảng dạy và học tập của nhà trường thêm tính thống nhất chặt chẽ và đồng bộ hơn. Tổ chức Đảng, Công đoàn đưa nội dung tiêu chuẩn văn hóa vào tiêu chí thi đua khen thưởng, tổ chức Đoàn thanh niên đưa vào tiêu chí đánh giá rèn luyện đoàn viên hàng năm. Quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa học đường để giáo dục và hướng các em tới chân, thiện, mỹ, giúp các em hoàn thiện bản thân mình. Các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò của
mình, tổ chức các cuộc tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng, của Đoàn, của nhà trường; giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống cho HS.
Tăng cường truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức, từ tổ chức ra bên ngoài và ngược lại giúp mọi người hiểu rõ hơn về văn hoá nhà trường. Do vậy, nhà trường cần xây dựng được một hệ thống thông tin có tính hệ thống; thiết thực; đầy đủ và tiện dụng để tạo cơ chế cho phản biện tích cực.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tuyên truyền về đạo đức, lối sống cho HS định kỳ mỗi tháng một lần theo chủ điểm của từng tháng, có thể kết hợp vào buổi chào cờ đầu tuần hoặc sinh hoạt lớp cuối tuần. Công việc này cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo phải là người nêu gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuẩn mực hành vi... cho toàn thể CB, GV, NV và HS nhà trường noi theo.
Tổ chức các Lễ kỷ niệm gắn với các ngày lễ lớn của dân tộc, các đợt sinh hoạt chính trị do cấp ủy Đảng các cấp chỉ đạo triển khai và nhân ngày truyền thống của nhà trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT trên các phương tiện thông tin của nhà trường như: Bảng tin, website và cụ thể hóa thành các khẩu hiệu tuyên truyền. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, thi viết về nhà trường, sân khấu hóa các nội dung tuyên truyền... là hình thức tuyên truyền có tác dụng mạnh mẽ đến nhận thức của CB, GV và HS.
Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với đặc điểm của CB, GV, NV và HS, giúp họ định hướng một cách rõ ràng mục tiêu học tập và lí tưởng nghề nghiệp.
Tổ chức tốt hoạt động nêu gương, phê bình và tự phê bình. Có hình thức khen thưởng công bằng, kịp thời.
Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ HS...Đoàn thanh niên phải thực sự là cánh tay đắc lực của cấp ủy, lãnh đạo nhà trường và là lực lượng nòng cốt triển khai các chủ trương, biện pháp
xây dựng VHNT đến GV và HS. Thông qua các hoạt động của Đoàn nhằm giáo dục cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực; giáo dục lý tưởng, lẽ sống, nhân cách, phong cách văn hóa lành mạnh, HS rèn luyện trải nghiệm các hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, thân ái, tình cảm tốt đẹp giữa các HS với nhau, tình yêu quê hương đất nước.
Phổ biến nội dung quản lý VHNT đến cha mẹ HS thông qua họp cha mẹ HS để họ nắm được, trên cơ sở đó phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền giáo dục HS.
Định kỳ hàng năm tổ chức ít nhất một lần hội nghị, hội thảo, nói chuyên chuyên đề về vấn đề quản lý VHNT; tổ chức ít nhất 1 lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng quản lý VHNT; kết thúc học ký I và cuối năm học tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Tăng cường giáo dục truyền thống của nhà trường bằng cách thi tìm hiểu về nhà trường nhằm cung cấp cho CB, GV, NV và HS những hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của trường, về những truyền thống tốt đẹp vẻ vang của nhà trường và vai trò của nhà trường đối với với sự nghiệp giáo dục chung của tỉnh và của đất nước. Cần phổ biến công khai sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị cốt lõi của nhà trường cho mọi thành viên trong nhà trường được biết để tất cả cùng nhìn về một hướng để đến đích.
Cần phải đảm bảo thông tin tuyên truyền về công tác quản lý VHNT được công bố công khai, thông suốt và đảm bảo “mối liên hệ ngược” có hiệu quả trong quá trình quản lý VHNT.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao thống nhất, thường xuyên, nề nếp của Ban Chi ủy, lãnh đạo nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí trong quá trình thực hiện. Phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức. Có nhận thức tốt thì mới thực hiện tích cực, đạt kết quả cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và nâng cao nhận thức của CB, GV, NV và HS cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các tổ chức đoàn thể nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, bền bỉ, đồng bộ. Ban chấp hành Công đoàn, đoàn trường, các chi đoàn phải mạnh, phải hội tụ những đoàn viên
ưu tú có nhiệt huyết, có năng lực tổ chức phong trào, có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực. Các đoàn viên thanh niên phải ý thức rõ trách nhiệm và phải tích cực hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.