Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 69 - 72)

2.4.1. Điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ, GV, NV các nhà trường được biên chế đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Các CB, GV, NV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Các thầy cô luôn yêu nghề, yên tâm công tác, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và luôn mong muốn nhà trường phát triển. Có nhận thức tốt về tầm quan trọng của VHNT, sẵn sàng hợp tác, học hỏi và chia sẻ với nhau trong công việc và cuộc sống.

HS nhà trường đa số chăm ngoan, có tinh thần, ý thức cao trong học tập và rèn luyện; đoàn kết, thân thiện và hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao, uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà trường từng bước được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Với bề dày truyền thống xây dựng và phát triển, công tác quản lý VHNT có nhiều thuận lợi. Ban lãnh đạo các nhà trường đã xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phát triển nhà trường có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và có nhiều đổi mới. Kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần phù hợp với thực tế. Lãnh đạo các nhà trường được sự tin tưởng cao của CB, GV, NV và HS. Quan điểm chỉ đạo của Ban lãnh đạo là “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Công tác dạy và học đã đi vào chiều sâu, nhà trường luôn tổ chức tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

2.4.2. Điểm yếu

Nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, HS nhà trường về vị trí, vai trò của công tác quản lý VHNT còn hạn chế dẫn đến một bộ phận HS chưa có cố gắng trong học tập và rèn luyện, còn lười học, chưa tự giác, hay vi phạm nội quy, chuẩn mực đạo đức của nhà trường.

Công tác quản lý VHNT còn chưa được quan tâm đúng mức, nội dung quản lý VHNT chưa được cụ thể hóa, chưa có định hướng chiến lược và các biện pháp hữu hiệu nên quá trình thực hiện còn mang tính tự phát nên chưa phát huy được vai trò chủ thể của các cá nhân trong nhà trường và hiệu quả đạt được chưa cao.

Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và hiện đại, còn thiếu nhà đa năng để phục vụ các hoạt động tập thể của nhà trường và luyện tập thể dục, thể thao cho GV, HS.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ và chưa thường xuyên, còn mang nặng tính phong trào, chưa đi vào thực chất của vấn đề. Vì vậy chưa phát huy được hiệu quả, sức mạnh đặc thù của VHNT. Công tác thông tin tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả mong muốn và chưa thực sự được chú trọng.

2.4.3. Thuận lợi

Các nhà trường luôn được sự quan tâm của sâu sắc lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hà Nội, Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Sóc Sơn, lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt sự quan tâm phối kết hợp của các bậc cha mẹ HS.

Nhân dân huyện Sóc Sơn có truyền thống hiếu học, có nhiều HS thành đạt qua các thời kỳ. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt, giúp nhà trường có thêm điều kiện xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm luôn sạch đẹp.

Đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên; ý thức đối với sự nghiệp giáo dục ngày càng cao, đa số cha mẹ HS đều xác định và quan tâm đầu tư cho con em học tập.Nhà trường đã tạo được uy tín với HS, phụ huynh và nhân dân trong khu vực.

2.4.4. Khó khăn

Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ HS và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Yêu cầu về chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo và thích ứng của đội ngũ CBQL, GV, NV ngày càng cao mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tình trạng xuống cấp về đạo đức bên ngoài xã hội và tư tưởng thực dụng đang có nguy cơ ngăn cản bước tiến của nhà trường. Môi trường xã hội xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng học tập của HS như: các điểm internet, trò chơi điện tử, tệ nạn xã hội… thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng VHNT và thực trạng công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có thể thấy:

Trong những năm qua các nhà trường đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các mặt hoạt động, trong đó có công tác quản lý VHNT. Nhà trường đã xây dựng được Chiến lược phát triển trong đó nêu rõ tầm nhìn, sứ mạng, hệ thống các giá trị cơ bản mà nhà trường thực hiện và hướng đến trong tương lai. Đây là văn bản “pháp lý” có tính định hướng rõ nét nhất về công tác quản lý VHNT.

Tuy nhiên, việc quản lý VHNT chưa được thể hiện một cách rõ nét, chưa có tính hệ thống, chuyên sâu và chưa được quan tâm đúng mức, còn bất cập với yêu cầu tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay cũng như với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển của khoa học và công nghệ. Vẫn tồn tại một bộ phận HS có các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy của trường, của ngành; còn một số cán bộ GV chưa nhận thức rõ, đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý VHNT, về nội dung, phương thức, con đường, về mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác quản lý VHNT; các nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động còn riêng lẻ, đơn điệu mờ nhạt, chưa phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; vai trò của các tổ chức đoàn thể và đội ngũ GV chủ nhiệm chưa được phát huy cao, trong khi đó một số thành viên trong nhà trường lại chưa thực sự tích cực, tự giác, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất xây dựng VHNT ở đơn vị mình.

Nhận thức quản lý VHNT là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần khẳng định thương hiệu và uy tín của nhà trường, để khắc phục những hạn chế nêu trên cần phải xây dựng một hệ thống các biện pháp đầy đủ, đồng bộ, rõ nét và có tác dụng thiết thực, giúp công tác quản lý của nhà trường ngày càng hoàn thiện và hiệu quả.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)