Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 41 - 45)

1.5.2.1. Điều kiện vật chất cho thực thi mọi hoạt động của nhà trường

Nơi làm việc cùng với không gian và CSVC liên hệ trực tiếp đến các thành viên và hiệu quả hoạt động của NT. Cụ thể như sân chơi, phòng học, phòng làm việc, thư viện, máy tính, hệ thống các cơ sở dữ liệu trên mạng lưới thư viện, có tài khoản thư viện cho GV và HS, các diễn đàn trên mạng giúp chia sẻ, lan tỏa sự kiện,... ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học trong nhà trường, đến việc xây dựng mối quan hệ, sự chia sẻ của các cá nhân trong trường học.

Muốn nhà trường hiện đại, làm việc theo tác phong chuyên nghiệp để tạo ra các thế hệ HS chuyên nghiệp, làm việc theo phong cách hiện đại, thầy cô phải là hiện thân

của các phong cách đó, từ tư tuy, tác phong, thái độ đến cách thực hiện nhiệm vụ, bài giảng được tin học hóa - sử dụng các phần mềm và thiết bị tiện ích để giảng dạy.

Không thể phát triển VHNT nếu không có những điều kiện về CSVC tối thiểu phục vụ hoạt động chung.

1.5.2.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý VHNT cũng như quá trình xây dựng và thay đổi VHNT, năng lực và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo, quản lý, đứng đầu là Hiệu trưởng - yếu tố tác động mạnh nhất.

Điều hành nhà trường, nói một cách khái quát, là để đảm bảo rằng nhà trường sẽ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và không ngừng phát triển. Điều hành nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường, liên quan đến nhà trường và do các cán bộ, GV tiến hành đều được chủ động thiết kế nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và năng lực của nhà trường, tăng năng suất và hiệu quả nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra rằng, với bản chất của hoạt động quản lý thì thách thức lớn nhất của quản lý là làm việc với con người và thông qua con người. Chính vì vậy, mục đích, cũng là vai trò quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý, điều hành là tăng cường cam kết, trách nhiệm, và hứng khởi trong đội ngũ các cán bộ, GV và HS.

Có thể nói, công tác quản lý VHNT như tất cả những gì đã nói ở trên gắn trực tiếp và trước nhất với đội ngũ quản lý nhà trường, mà trước nhất là Hiệu trưởng. Để có được uy tín trong quản lý nhà trường nói chung và để thực hiện tốt vai trò của người "đứng mũi chịu sào" trong quản lý VHNT. Bên cạnh đó, với vai trò là người định hướng giá trị trong nhà trường để tạo ra môi trường tích cực cho quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển con người trong nhà trường, bản thân người quản lý và tập thể quản lý phải thể hiện sự làm gương trong quan hệ lãnh đạo, đặc biệt là quan hệ quản lý đồng cấp trong nhà trường và quan hệ trưởng - phó trong một đơn vị.

1.5.2.3. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội

Để công tác quản lý VHNT hiệu quả thì trước tiên cán bộ GV, NV nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về nó; phải thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức, con đường quản lý VHNT; về

mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong việc phát triển VHNT của trường mình.

Đối tượng của việc quản lý văn hóa hướng đến là HS mà HS chỉ có mặt tại trường trong một thời gian nhất định, ngoài ra là sinh sống tại gia đình và giao lưu trong xã hội. Vì vậy gia đình và xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến HS nói chung, trong việc hình thành phát triển nhân cách, văn hóa nói riêng. Nếu môi trường giáo dục gia đình không nề nếp, văn hóa; môi trường xã hội không lành mạnh, văn minh thì khó có thể tạo ra những HS có nhân cách văn hóa, văn minh.

Về một phương diện khác, sự tha hóa đạo đức trong xã hội (không trừ một nước nào) ngày càng trầm trọng đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năng sống và các giá trị đạo đức cho người học. Việt Nam trong tiến trình hội nhập chịu ảnh hưởng và tiến hành đổi mới giáo dục.

Để thực hiện triết lý giáo dục cho mọi người trong bối cảnh mới: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình thì bên cạnh nền kinh tế tri thức còn đòi hỏi một lực lượng lao động có năng lực tư duy và kỹ năng thích ứng với môi trường thay đổi. Sau 30 năm thực hiện đổi mới, nền giáo dục nước ta đã có những thành tựu quan trọng tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mặt yếu kém, một số khuyết điểm trầm trọng, kéo dài như việc dạy, học thêm tràn lan; bạo lực học đường, thiếu trường lớp; bằng cấp giả… Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu rõ: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; [2]

Bối cảnh nêu trên đặt lên vai các nhà quản lý giáo dục sứ mạng mới trong việc tạo dựng và quản lý VHNT trong điều kiện toàn cầu hóa. Các tác giả Lindsey B.R., Robins N.K, Terell D.R, (2003) cho rằng: Các nhà lãnh đạo giáo dục - những người

có khả năng thông thạo văn hóa thì sẽ giúp HS, sinh viên của họ đóng vai trò quan trọng ở bất kì nơi nào mà họ đến sống và làm việc. Giáo dục có trách nhiệm chuẩn bị các công dân của quốc gia mình để sống với những công dân khác trên toàn cầu. (Dẫn theo [16])

Đổi mới giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đặt ra hai yêu cầu trong việc duy trì và phát triển VHNT. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác phải làm thế nào để hòa nhập với nền văn hóa chung của nhân loại. Muốn vậy VHNT trong bối cảnh hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề về lý luận trên đây có thể nhận thấy: VHNT có vai trò hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tượng trong và ngoài nhà trường từ người quản lý đến GV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng. VHNT ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng văn hóa của tổ chức là vô cùng quan trọng. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là với các nhà trường. VHNT lành mạnh sẽ tạo động lực làm việc cho GV và HS. VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế xung đột, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, làm tăng hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường.

Quản lý VHNT là quá trình tổ chức thực hiện việc xây dựng, duy trì và phát triển VHNT một cách khoa học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách HS, đáp ứng đòi hỏi của giáo dục trong giai đoạn mới.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, VHNT đang có nhiều thay đổi, có những dấu hiệu tích cực, hợp với sự phát triển của thời đại song vẫn còn nhiều tiêu cực, hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý VHNT và đưa ra các

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)