Biện pháp 7: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 88 - 90)

dục văn hóa nhà trường cho học sinh.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài trường vào công tác quản lý VHNT. Tạo dựng mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường. Tạo lập môi trường giáo dục rộng lớn, đồng bộ góp phần làm cho kết quả đạt được vững chắc, thực hiện nguyên lý quan tâm đến sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình HS trong việc giáo dục HS. Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập văn hóa, đạo đức trường học của HS cho gia đình, định kỳ tổ chức họp phụ huynh để trình bày rõ quan điểm của nhà trường đối với HS. Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của HS tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, thường xuyên quan tâm, động viên các em…Từ thực tế cho thấy, vai trò của gia đình là rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của HS. Không chỉ là cái nôi

sinh thành, dưỡng dục, gia đình còn là nhân tố quan trọng trong việc cùng với nhà trường hoàn thiện nhân cách,văn hóa cho các em.

Ngoài gia đình ra nhà trường cần thiết lập mối quan hệ chiến lược với các lực lượng bên ngoài như chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các ban ngành, các tổ chức hội như hội Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ HS… các doanh nghiệp… Tổ chức họp bàn biện pháp, cơ chế phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường để giải quyết các vấn đề có liên quan thuộc thẩm quyền của các tổ chức này trong phạm vi xung quanh nhà trường như vấn đề bảo vệ an ninh nội bộ, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trước cổng trường, nghiêm cấm việc mua bán trước cổng trường, ảnh hưởng tiếng ồn từ các hàng quán xung quanh trường. Đề xuất hạn chế những dịch vụ kinh doanh, tụ điểm ăn chơi xung quanh địa bàn nhà trường như quán bi-a, điện tử…

Tổ chức thực hiện các biện pháp phối hợp và điều chỉnh phương pháp, phương tiện, thời gian thực hiện cho phù hợp với đặc điểm tình hình HS cũng như của các tổ chức trong và ngoài trường ở từng giai đoạn.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường chủ trì, mời các lực lượng ngoài nhà trường liên quan đến họp bàn nội dung, biện pháp, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của từng lực lượng. Trên cơ sở họp bàn, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp, chuyển đến các lực lượng tổ chức liên quan ký và ban hành văn bản kế hoạch liên tịch.

Với kế hoạch đã thống nhất, nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường chủ động thực hiện công việc mà lực lượng, tổ chức mình phụ trách, thông tin kịp thời tình hình kết quả thực hiện cho các bên liên quan.

Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình kết quả phối hợp thực hiện trong từng học kỳ, cả năm học; trên cơ sở rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ thời gian qua để thống nhất việc phối hợp trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Cuối mỗi học kỳ và năm học nhà trường chủ trì tổ chức hội nghị mời các bên liên quan dự để thông báo tình hình, kết quả quản lý VHNT trong thời gian qua; tình hình, kết quả công tác phối hợp và thống nhất việc phối hợp trong thời gian tiếp theo.

Định kỳ mỗi học kỳ một lần tổ chức sơ tổng kết và thông báo kết quả học tập rèn luyện của HS cho gia đình được biết. Trong năm học, nếu phát hiện những dấu

hiệu bất thường của HS như về sức khỏe, kết quả học tập giảm sút bất thường, tâm lý bất ổn định… thì giáo viên chủ nhiệm ngoài việc tìm hiểu từ bản thân HS hoặc HS trong lớp, cần tìm hiểu nguyên nhân từ phía gia đình, các lực lượng xã hội khác có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 88 - 90)