Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 77 - 79)

VHNT và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng được kế hoạch chiến lược quản lý VHNT, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình xây dựng VHNT có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hướng các hoạt động VHNT.

Việc quản lý VHNT được xây dựng, triển khai thực hiện theo kế hoạch, duy trì có nề nếp ở các năm học, có mục tiêu cụ thể, đầy đủ, phù hợp, phong phú; rõ cá nhân, bộ phận phụ trách, thực hiện các nội dung cụ thể.

Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường, các khối lớp HS trong quá trình quản lý VHNT hàng năm. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa.

Duy trì có nề nếp việc sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch chiến lược quản lý VHNT cần phải thực hiện các nội dung chính sau:

- Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý VHNT bao gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương; cơ chế, chính sách và sự chỉ đạo của ngành giáo dục; thực trạng văn hóa học đường; điều kiện vật chất cho thực thi mọi hoạt động của nhà trường; năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường… từ đó hoạch định một chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với tương lai, xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làm thay đổi chiến lược phát triển của nhà trường. Việc hoạch định chiến lược phát triển thường phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các nhà lãnh đạo, đứng đầu là Hiệu trưởng. Khi xây dựng chiến lược phát triển, cần quan tâm đến sự phù hợp của chiến lược trên cở sở xem xét các khía cạnh: cấu trúc, hệ thống, con người và văn hóa của tổ chức, đây là một việc hết sức quan trọng, quyết định tính khả thi và phù hợp của chiến lược.

- Khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường: Chỉ ra được đâu là những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng của nhà trường đang tồn tại và tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng.

- Xác định những yếu tố văn hóa nào không còn phù hợp, cần thay đổi. Để có thể thay đổi VHNT một cách có định hướng và hữu ích, các nhà trường cần bắt đầu bằng việc xem xét lại mục tiêu hoạt động và vị thế của nhà trường trong bối cảnh môi trường hiện tại và các xu hướng trong tương lai. Kỹ thuật SWOT là một công cụ phân tích hữu ích cho hoạt động này.

- Xác định các vấn đề ưu tiên trong việc hình thành, duy trì và phát triển VHNT. Cần chỉ rõ đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của nhà trường.

- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai đã hoạch định của nhà trường.

Triển khai việc thực hiện kế hoạch đến toàn thể CB, GV, NV và HS trong nhà trường gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy và học.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà nhà trường đã triển khai, đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp.

3.2.2.3. Cách thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu hệ thống, các văn bản liên quan đến công tác xây dựng nhà trường đã ban hành; nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học do nhà trường xây dựng và được cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trước để xác định cơ sở lập kế hoạch. Bao gồm:

+ Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được cho tập thể cán bộ GV và HS. + Lựa chọn nội dung, biện pháp xây dựng VHNT cụ thể, phù hợp để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tương ứng và xác định rõ thời gian triển khai, hoàn thành nội dung công việc.

+ Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện biện pháp đề ra; kiểm tra đôn đốc. + Xây dựng và phối hợp nguồn lực thực hiện kế hoạch.

tổ chức hội nghị, qua các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hoạt động tập thể… Hiệu trưởng nhà trường xác định rõ từng đối tượng, nội dung, thời gian thực hiện, phân công lực lượng thực hiện. Bên cạnh đó Hiệu trưởng luôn là người tổng chỉ huy đối với hoạt động kiểm tra. Việc kiểm tra thực hiện dưới cả hai hình thức là kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra đột xuất với cơ chế là kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua báo cáo. Sau kiểm tra có đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan, công bằng thông báo công khai kết quả đến đối tượng kiểm tra. Tùy thuộc nội dung mà tổ chức xử lý kết quả kiểm tra ngay sau khi kiểm tra (thường là việc kiểm tra có nội dung chuyên đề hoặc nội dung mang tính sự vụ thường xuyên) hoặc sử dụng khi tiến hành sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

Tổ chức sơ tổng kết công tác xây dựng VHNT gắn vào các đợt sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học của nhà trường, song cần có báo cáo riêng về chuyên đề xây dựng VHNT.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải nắm chắc quy trình, cách thức, kết cấu của việc xây dựng kế hoạch công việc trong công tác quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng. Nắm rõ mục tiêu nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường. Biết rõ nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp học, trường học và nhu cầu trong công tác xây dựng văn hóa của năm học cụ thể.

Phải phân công công việc cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng và năng lực của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Hiệu trưởng phải nhận thức rõ kiểm tra là một trong 4 chức năng của quản lý, có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu không kiểm tra coi như không quản lý, nhiệm vụ kiểm tra là nhiệm vụ đặc trưng cần tập trung của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)