Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 97 - 121)

Khi thực hiện các biện pháp quản lý VHNT nêu trên, tác giả dự kiến sẽ có một số thuận lợi và khó khăn sau:

3.4.2.1. Thuận lợi:

Đa số các thành viên trong nhà trường có lập trường tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT.

Hình thành, duy trì và phát triển VHNT phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ trong một thời gian dài mới đem lại hiệu quả, do đó phải có sự nhất quán trong nhận thức và hành động của tất cả các thành viên trong nhà trường, qua nhiều thế hệ. Việc định hình các giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác có vai trò không nhỏ của người Hiệu trưởng và được kiểm chứng qua thời gian.

Phần lớn CBQL, GV và HS nhà trường tích cực, tự giác, chủ động trong việc chấp hành nội quy, nề nếp, các chuẩn mực hành vi và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động… cùng với việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học.

Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm trong nhà trường được đầu tư xây dựng, chăm sóc, giữ gìn tương đối khang trang, cơ bản đáp ứng yêu cầu xanh – sạch - đẹp.

Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục các em được chú trọng, nhà trường có mối liên hệ tốt với gia đình học sinh

3.4.2.2. Khó khăn

Một số giáo viên chỉ nghĩ đến việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, không quan tâm đến công tác quản lý VHNT, coi đó là việc của CBQL. Công tác tuyên truyền đến các lực lượng ngoài nhà trường chưa được thường xuyên.

Một bộ phận HS ý thức tự giác trong việc thực hiện các chuẩn mực hành vi văn hóa còn hạn chế, còn có những biểu hiện không chấp hành nội quy nề nếp, chưa có ý

thức trong học tập... gây cản trở trong việc xây dựng môi trường văn hóa học đường. Việc đánh giá thực trạng VHNT sẽ gặp khó khăn vì văn hóa thường tiềm ẩn, khó nhận biết nếu chỉ quan sát bằng những biểu hiện bên ngoài, do vậy việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển VHNT phải có các biện pháp để đánh giá đúng thực trạng của nhà trường. Công tác kiểm tra, đánh giá về VHNT chưa đi vào nề nếp.

Việc đổi mới hình thức tuyên truyền và hình thức tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời được yêu cầu của công tác quản lý.

Các Nhà trường không chủ động được trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học vì chủ trương và thẩm quyền phê duyệt và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất là của UBND huyện Sóc Sơn.

Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong việc xây dựng VHNT có thể gặp khó khăn do các lực lượng ngoài nhà trường chưa không quan tâm nhiều đến công việc này và coi đó là việc của nhà trường.

Kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng VHNT còn hạn chế.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội tác giả đã xây dựng 8 biện pháp quản lý hoạt động này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế mà nhà trường đang vướng mắc, đồng thời nuôi dưỡng, vun trồng và phát triển VHNT ngày càng tốt đẹp hơn. Các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra. Mỗi biện pháp có mục đích, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ. Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”là biện pháp mang tính chất tuyên truyền, tác động vào nhận thức, tư tưởng của khách thể quản lý để trở thành chủ thể quản lý. Các biện pháp 2, 3, 4, 5 và 8 đều là các biện pháp mang tính nghiệp vụ quản lý, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động. Biện pháp 6, 7 góp phần thúc đẩy, tạo động lực thực hiện các biện pháp khác, tác động vào

“phần nổi” của tảng băng chìm VHNT. Các biện pháp này đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý VHNT và đã được xin ý kiến đóng góp của một số cán bộ quản lý các trường THCS, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo và một số giảng viên giảng dạy về VHNT.

Sau khi xây dựng, tác giả đã thực hiện khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, kết quả thu được cho thấy các biện pháp được nêu ra đều rất cần thiết và có tính khả thi cao. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp nêu trên. Thực tế khảo sát trên chỉ là bước khởi đầu của việc áp dụng những biện pháp quản lý VHNT, kết quả cụ thể cần phải có thời gian triển khai thực hiện. Nếu các các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ sẽ mang lại kết quả cao trong hoạt động quản lý VHNT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tạo thương hiệu cho nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội tác giả nhận thấy VHNT là một mạng lưới mạnh mẽ của nghi lễ và truyền thống, chuẩn mực và giá trị, có ảnh hưởng đến tất cả mọi góc cạnh của nhà trường. VHNT tích cực làm tăng động lực làm việc, góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trường, có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và người học. VHNT hỗ trợ, điều phối và kiểm soát hành vi, là bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới, phù hợp với xu thế chung trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các nhà trường cần phải xá định đúng vị trí, vai trò của VHNT trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Quản lý VHNT là một nhiệm vụ quan trọng của các trường THCS bởi nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các tinh hoa văn hóa nhân loại; nhà trường cũng là nơi đào tạo, rèn luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo nên văn hóa cho tương lai. Tuy nhiên cho đến nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội công tác quản lý VHNT chưa được coi là một trong các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp quản lý VHNT có đủ cơ sở của khoa học quản lý để áp dụng vào thực tế.

Với mục đích giúp cho công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của địa phương, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về VHNT và quản lý VHNT, làm rõ các khái niệm và các vấn đề có liên quan, làm rõ mục tiêu và yêu cầu quản lý VHNT ở các trường THCS. Luận văn đã khảo sát thực trạng VHNT và thực trạng quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu,

cần phát huy, những lợi thế của hoạt động giáo dục khác trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi VHNT.

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và khảo sát thực tế, luận văn đã đề ra 8 biện pháp quản lý VHNT, giúp Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn quản lý tốt hoạt động này theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, bao gồm:

Biện pháp 1: Tiếp cận nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản lý VHNT và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả

Biện pháp 3: Chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên

Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường

Biện pháp 5: Đôn đốc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóa;

Biện pháp 6: Kiến tạo cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường;

Biện pháp 7: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh;

Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường.

Kết quả khảo nghiệm đã phần nào cho thấy tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất và vai trò hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình triển khai công tác quản lý VHNT các biện pháp trên phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, góp phần quan trọng vào hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo thương hiệu cho các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

THCS, xác định việc quản lý VHNT là một trong các nhiệm vụ chính trị của các trường THPT trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành.

Đưa các nội dung quản lý VHNT vào tiêu chí thi đua của các trường THCS. Chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện công tác quản lý VHNT một cách thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và đạt hiệu quả.

Đưa nội dung quản lý VHNT vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên của CBQL, GV các nhà trường, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ này trong việc quản lý nhằm đáp ứng với sự thay đổi đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng giờ trong kỷ nguyên số và xu thế hội nhập quốc tế.

Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia cho các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Tạo điều kiện để nhà trường xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm thân thiện, xanh - sạch - đẹp và an toàn, góp phần củng cố niềm tin của các cá nhân vào nhà trường.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý VHNT. Kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình trong việc xây dựng VHNT.

2.2. Đối với các Trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn

CBQL, GV, NV và HS phải có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phương thức, con đường quản lý VHNT; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu, mong muốn của cá nhân, tổ chức trong việc phát triển VHNT của đơn vị mình.

Lãnh đạo nhà trường phải xác định quản lý VHNT là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và phải có những chỉ đạo sát sao, cụ thể, kịp thời để nuôi dưỡng, vun trồng và phát triển VHNT.

Lập ra một tiểu ban chuyên trách do Hiệu trưởng đứng đầu, xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu, nội dung và cách thức triển khai xây dựng và phát triển VHNT hàng năm và lâu dài.

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý VHNT cho lực lượng nòng cốt như Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Công đoàn, đội ngũ GVCN, đội ngũ cán bộ lớp... Phát huy vai trò chủ thể của

GV và HS trong công tác xây dựng và phát triển VHNT, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến những giá trị mà nhà trường hướng tới.

Phải tạo được niềm tin, khơi dậy lòng tự hào đối với CB, GV, NV và HS nhà trường, thúc đẩy các thành viên nhà trường tích cực, chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng VHNT, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống, các nội quy, quy định, các chuẩn mực hành vi... trong nhà trường.

Huy động tối đa, sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, tạo động cơ thúc đẩy các lực lượng giáo dục trong nhà trường phát huy tinh thần tự lực tự cường, tích cực đổi mới nội dung và hình thức xây dựng VHNT phù hợp với thực tế của đơn vị và xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

2.3. Đối với cha mẹ học sinh và các các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường

Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của VHNT với sự phát triển toàn diện của HS, từ đó có biện pháp nhắc nhở, động viên cho con em mình thực hiện tốt các nội quy, quy định và chuẩn mực hành vi của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho HS tham gia tốt các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Phối kết hợp và tạo điều kiện ủng hộ nhà trường cả về vật chất và tinh thần để đáp ứng tốt cho hoạt động quản lý VHNT./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL- ĐTTW1, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý

NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Greert Hofstede (1991), Cultures & Organisations: Software of the Mind,

www.onlinelibrary.wiley.com.

7. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục.

8. Học viện QLGD (2012), Tài liệu chuyên đề Xây dựng và phát triển VHNT,

(Biên soạn theo chương trình bồi dưỡng CBQL trường THPT theo quyết định số 382/QĐ-Bgiáo dục&ĐT ngày 20/1/2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục&ĐT) 9. Phạm Quang Huân (2007), “ Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”,

Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện NCSP, Trường ĐHSP Hà Nội.

10. Kent D.Perterson and Jerrence E. Deal (2010), Shaping School Culture The heart

of Leadership, Jossey-Bass School Culture,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 97 - 121)