Biện pháp 6: Kiến tạo cảnh quan sư phạm xanh sạch-đẹp kết hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 85 - 88)

cường cơ sở vật chất nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

xanh - sạch - đẹp - an toàn từ việc chủ động tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất. Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường về việc ý thức xây dựng môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, giữ gìn và phát triển cảnh quan sư phạm nhà trường.

Làm cho trường học trở thành môi trường giáo dục tốt, thân thiện; qua đó giáo viên, HS gắn bó yêu thương nhau hơn, yêu mến trường hơn, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường trong việc rèn luyện những phẩm chất, đạo đức, phong cách mẫu mực.

Đảm bảo điều kiện thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục, hoạt độngvăn hóacủa nhà trường.

Tạo môi trường sống, môi trườngvăn hóatrong sạch, lành mạnh và tránh được các tệ nạn xã hội.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Môi trường sư phạm và khung cảnh sư phạm là môi trường xung quanh nhà trường, đòi hỏi nhà trường cần có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp và an toàn cho việc dạy và học. Nhà trường cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Xây dựng tiêu chuẩn trường học xanh - sạch - đẹp và từng bước triển khai thực hiện. Tạo dựng một môi trường sư phạm thông qua việc bố trí một cách khoa học nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã, thẩm mỹ; bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin thông báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho CB, GV, NV, HS và khách liên hệ công tác khi cần.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập các môn cũng như các hoạt động văn hóa. Trang bị điều kiện tối thiểu cho hoạt động giảng dạy, học tập và thực hành của HS như phòng học sạch, đẹp đủ âm thanh, ánh sáng, không có tiếng ồn.

Cần xây dựng thêm những công trình phụ trợ, dịch vụ công cộng phục vụ GV và HS như: phòng nghỉ giữa giờ cho GV, phòng sinh hoạt tập thể, phòng tự học cho HS, sân bãi tập luyện văn nghệ - thể thao, dịch vụ căn tin phục vụ HS, mạng internet không dây... Đẩy mạnh việc trồng cây xanh theo quy định (tính đến từng vị trí trồng các loại cây phù hợp vừa có bóng mát vừa đẹp và hài hòa về không gian); bổ sung

môi trường VH, sống có văn hóa mọi lúc mọi nơi trong khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ thực hiện điều đó lại thiếu hoặc không có.

Ngoài ra, nhà trường cũng cần ban hành những quy định chuẩn mực chung về việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan nhà trường cho CB, GV, NV và HS như: quy định việc treo băng rôn tuyên truyền cổ động trong nhà trường, ý thức bảo vệ tài sản nhà trường, giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học ...

Xây dựng nội quy và duy trì có nề nếp việc vệ sinh trường lớp luôn sạch sẽ; trang bị thêm các phương tiện để thực hiện nội dung này.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, các điều kiện cần thiết, lộ trình thời gian thực hiện, xác định trách nhiệm cụ thể của CB, GV, HS và phân công rõ người rõ việc trong tổ chức thực hiện; xác định rõ những việc làm đồng thời, thường xuyên; những việc từng bước thực hiện trong một thời gian thích hợp, phù hợp với nguồn lực của nhà trường.

Triển khai kế hoạch đã xây dựng, tiêu chuẩn trường xanh - sạch - đẹp đến toàn thể cán bộ giáo viên HS. Phải tính toán kỹ, tích cực chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra nhất là nguồn kinh phí. Bên cạnh nội lực của nhà trường cần có biện pháp xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Sở GD & ĐT, chính quyền địa phương và của cha mẹ học sinh... Tranh thủ sự đồng tình của các cấp, huy động từ các nguồn khác nhau, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về chủ trương, kinh tế tài chính để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất nhằm xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm, khuôn viên trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Nhà trường phối hợp với các lực lượng có liên quan trên địa bàn trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, phát triển cảnh quan sư phạm nhà trường.

Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức xây dựng môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, giữ gìn và phát triển cảnh quan sư phạm nhà trường. Thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuối mỗi năm học tổ chức sơ kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua này.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường nhất là hiệu trưởng cần có nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc tạo ra môi trường học tập tích cực, quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, xanh - sạch - đẹp.

Hiệu trưởng nhà trường phải có tư duy, kiến thức về quy hoạch, đầu tư xây dựng, có biện pháp hữu hiệu về xã hội hóa thu hút các lực lượng, nguồn lực hỗ trợ, phối hợp với nhà trường.

Mỗi thành viên của nhà trường phải có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực tham gia việc xây dựng nhà trường xanh -sạch-đẹp, thân thiện, môi trường văn hóa lành mạnh, quan tâm bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị ở lớp học, trong khuôn viên nhà trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 85 - 88)