Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 26 - 29)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Một số khái niệm

1.2.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo

phát triển năng lực

1.2.4.1. Khái niệm năng lực

Theo quan điểm của những nhà tâm lí học,năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân và đóng một vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.

Tâm lí học chia năng lực thành các dạng khác nhau đó là năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì năng lực chuyên môn càng dễ thành đạt được.

Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao... Những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả.

Bản chất của năng lực được xem xét trên một số khía cạnh sau:

- Năng lực là sự khác biệt tâm lí của cá nhân người này khác người kia, nếu

một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.

-Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện

một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.

-Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào

sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực, có người có năng lực về dạy văn, toán.., có người có năng lực về ca, múa, nhạc, có người có năng lực về thể thao...

Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem họ làm như thế nào, chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lại tốt. Từ đó có thể nêu khái niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả.

thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ dạy học của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học của cấp học.

1.2.4.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

Hoạt động bồi dưỡng là những hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng nhằm gi p người học làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hoạt động bồi dưỡng gắn liền với cơ sở giáo dục, bồi dưỡng trong hệ thống các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng. Khâu cốt lõi của hoạt động bồi dưỡng là hoạt động dạy - học các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp. Hoạt động BD bao quát nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung then chốt như: Mục tiêu, kế hoạch BD; nội dung BD; hoạt động dạy và học; nhân lực; đối tượng BD; cơ sở vật chất - kỹ thuật. Mỗi nội dung này có những tính chất, đặc điểm riêng biệt và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình bồi dưỡng, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

Như vậy, "Quản lí hoạt động bồi dưỡng đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của các chủ thể quản lí giáo dục và quản lí (cơ sở giáo dục) đến các đối tượng bồi dưỡng, thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/ đánh giá và huy động có hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả nhằm: Trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc; Thay đổi thái độ và hành vi; Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc; Hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và tổ chức."

Theo cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là những tác động thường xuyên, liên tục của các chủ thể quản lí thông qua hoạt động tổ chức bồi dưỡng có tính hệ thống, tiếp cận tới toàn thể đội ngũ giáo viên nhằm hoàn thiện tri thức, kỹ năng, phương pháp sư phạm, hệ giá trị và nâng cao phẩm chất, nghề nghiệp sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học - giáo dục học sinh ở các nhà trường tiểu học.

Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực có những đặc trưng cơ bản sau:

Mục đích quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)