1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.4. Quản lí hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo
1.4.1. Quản lí việc xác định nhu cầu, mục tiêu, nội dung, hình thức bồ
cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực
1.4.1.1. Quản lí xác định nhu cầu bồi dưỡng
Xác định nhu cầu bồi dưỡng nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc của giáo viên âm nhạc TH ? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ giáo viên âm nhạc TH hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của giáo viên âm nhạc TH đối với vị trí công việc của mình? Làm cách nào để xác định đ ng những thiếu hụt đó? Quản lí những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho giáo viên âm nhạc TH? Để nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực cần sử dụng các phương pháp sau:
· Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực. · Phân tích công việc, hân tích đánh giá thực hiện công việc.
· Điều tra khảo sát bồi dưỡng (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia). Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng như sau:
1. Làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đề bồi dưỡng, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với đào tạo, bồi dưỡng.
2. Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng. Phân tích nhu cầu bồi dưỡng
3. Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.
4. Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.
5. Xác định nhu cầu bồi dưỡng từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4. 6. Xác định các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng.
1.4.1.2. Quản lí việc xác định mục tiêu bồidưỡng
Để thực hiện việc quản lí mục tiêu bồi dưỡng hiệu trưởng phải thực hiện các hoạt động sau:
* Chỉ đạo việc xác định mục tiêu bồi dưỡng hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới, yêu cầu định hướng phát triển năng lực cho GV cấp tiểu học
- Thực hiện xác định mục tiêu bồi dưỡng dựa trên sự phân tích thực trạng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH hiện hành; dựa trên Chuẩn nghề nghiệp GVTH và yêu cầu đổi mới GDTH, cụ thể là:
+ Nâng cao phẩm chất, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng bồi dưỡng cho GVTH theo định hướng phát triển năng lực.
+ Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Xác định các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo cho thực hiện mục tiêu: cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ giảng viên
- Yêu cầu việc xác định các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định phải dựa trên việc phân tích yêu cầu về GVTH trong bối cảnh hiện nay trong điều kiện nguồn lực cụ thể để bảo đảm tính khả thi.
* Tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng:
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho tổ bộ môn, cho từng GV trong việc triển khai thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.
- Phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. * Chỉ đạo thực hiện mục tiêu bồi dưỡng:
Việc hiện thực hóa mục tiêu bồi dưỡng được tiến hành từ tổ bộ môn và cuối cùng hiệu trưởng có thể ra quyết định xác định mục tiêu bồi dưỡng.
- Theo dõi, giám sát tiến trình công việc;
- Đánh giá tính sát thực của mục tiêu và các biện pháp đã xây dựng; - Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong quá trình hiện thực hóa; - Đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế.
1.4.1.3. Quản lí việc xác định nội dung bồidưỡng
Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định nội dung bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng GVTH được phân định trên cơ sở chuẩn GVTH, trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:
- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GVTH; yêu nghề, thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
- Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chương trình TH; có kiến thức cơ bản về Tâm lí học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạy học các bộ môn ở TH; có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục, có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội như: môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương nơi trường đóng.
- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức, kĩ năng đánh giá học sinh,…). Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng,… biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Để xác định nội dung bồi dưỡng, cần khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau: Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm; bồi dưỡng việc thực hiện và đảm bảo chương trình và sách giáo khoa mới; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học.
1.4.1.4. Quản lí việc xác định hình thức bồidưỡng
Đối với việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV tiểu học nói chung và GV âm nhạc TH nói riêng, có thể vận dụng các hình thức như:
- Căn cứ vào số lượng GV tham gia học bồi dưỡng: Bồi dưỡng cá nhân (tự nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tập dạy,…), bồi dưỡng theo nhóm (Thảo luận một nội dung nào đó, dự giờ,…), tập trung nghe chuyên đề.
- Căn cứ vào địa bàn bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ (Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, kèm cặp,…)
- Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề.