Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 47)

2.2.1. ục đ ch nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH nhằm mục đích xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực..

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Điều tra, khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV âm nhạc đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

* Chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra (trong đó dùng phiếu điều tra là cơ bản). Đề tài đã sử dụng các mẫu phiếu sau (Xem phụ lục):

Mẫu 1: Điều tra về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở

trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội với nội dung cơ bản sau:

- Việc xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn của GV âm nhạc ở trường tiểu học.

- Thực trạng quản lý nội dung, hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc trường tiểu học.

- Quản lí phương pháp bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng.

Mẫu 2: Trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, giáo viên

về tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp như: hương pháp

phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; phương pháp quan sát thực tiễn; phương pháp tổng kết, đ c r t kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn.

Tác giả cũng sử dụng các công thức toán thống kê, xử lý số liệu sau khi thu được kết quả khảo sát và r t ra nhận xét khoa học cho luận văn.

2.2.4. Phạm vi và đối tượng khảo sát

Tổng số 12 cán bộ quản lý, chuyên viên hòng GD&ĐT và 38 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc thuộc quân Long Biên, thành phố Hà Nội. Cụ thể:

- 12 cán bộ quản lý gồm: 01 phó trưởng phòng GD&ĐT, 02 chuyên viên phòng GD&ĐT, 09 hiệu trưởng của các trường tiểu học Ngọc Lâm, TH Long Biên, Tiểu học Việt Hưng, TH đô thị Sài Đồng, TH Đoàn kết, TH Thạch Bàn A, TH Thạch Bàn B, TH Ái Mộ A, TH Ái mộ B.

- 38 giáo viên của các trường tiểu học: Ngọc Lâm, Long Biên, Việt Hưng, Đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Đô thị Sài đồng, Đoàn Kết, Thạch Bàn A, Thạch Bàn B, Ái Mộ A, Ái Mộ B, h c Đồng, Thượng Thanh, Thanh Am, Đức Giang, Gia Thụy, Gia Quất, Lý Thường Kiệt, Bồ Đề (mỗi trường 02 giáo viên).

Thời gian khảo sát giáo viên âm nhạc và cán bộ quản lí trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong khoảng 3 năm gần nhất.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực

2.3.1. Số lượng tổ chức các lớp hoạt động bồi dưỡng

Số lượng các lớp bồi dưỡng cũng như số lượng lượt giáo viên âm nhạc tiểu học được tham gia các lớp hoạt động bồi dưỡng hằng năm ngày càng tăng theo từng năm học, thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số lượng các lớp bồi dưỡng và số lượng giáo viên tham gia bồidưỡng

TT Nội dung Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 1 Số lượng các lớp

1.1 Hoạt động bồi dưỡng tại Sở GD&ĐT 5 7 7

1.2 Bồi dưỡng tại hòng GD&ĐT 15 18 31

1.3 Bồi dưỡng tại trường 17 25 33

2 Số lượng lượt giáo viên tham gia bồi dưỡng

2.1 Bồi dưỡng tại Sở GD&ĐT 75 140 160

2.2 Bồi dưỡng tại hòng GD&ĐT 142 161 209

Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng các lớp bồi dưỡng và số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng hàng năm thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thấp hơn bồi dưỡng tại Phòng Giáo dục và Đào tạo và tại các trường.

Số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng: Các lớp bồi dưỡng tại Sở Giáo dục và Đào tạo thường chỉ có cán bộ quản lí gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên âm nhạc TH cốt cán của các trường trong quận. Lớp bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo có cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên âm nhạc TH cốt cán. Các lớp bồi dưỡng tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học trong toàn quận.

2.3.2. Kết quả bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học

Kết quả trao đổi với hiệu trưởng các trường tiểu học của Quận thời gian qua, đa số các ý kiến nhận định: Quá trình bồi dưỡng đã gi p giáo viên âm nhạc TH nắm vững nội dung thuộc các lĩnh vực: chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kỹ năng. Áp dụng được những kiến thức, phương pháp sư phạm, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lí, giáo dục học sinh trong dạy học môn học phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân. Hoạt động bồi dưỡng đã gi p cho GV âm nhạc TH có nhận thức đ ng đắn, yêu nghề, yêu học sinh và có trách nhiệm cao

với công việc, tôn trọng pháp luật và quy định tại nơi làm việc ...Những kiến thức,

chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy âm nhạc được bồi dưỡng sẽ gi p giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp theo quy định.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết, hoạt động rút kinh nghiệm của các trường TH cho thấy: hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH còn bộc lộ nhiều hạn chế như: hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức của giáo viên về tự học, tự rèn chuyên môn, nghiệp vụ dạy học âm nhạc chưa đi vào chiều sâu, thiếu sự quản lí thống nhất, chủ yếu mang tính tự phát, chưa có chế độ hỗ trợ, khuyến khích hiệu quả. Một số chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên âm nhạc TH thực hiện chậm và chưa thực sự công bằng cần được cải tiến. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của các nhà trường đang thiếu những nhân tố hạt nhân đó là những giáo viên có tâm huyết, có trình độ chuyên môn vững vàng về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để truyền lửa cho giáo viên.

Đặc biệt, đa số các trường chưa thật quan tâm nhiều đến môn âm nhạc và đội ngũ giáo viên âm nhạc do đó: hệ thống cơ sở vật chất âm nhạc còn hạn chế, nghèo nàn chưa đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng giáo dục học sinh của môn học; Diện tích đất hiện có của nhiều trường hạn chế, đầu tư chưa thật cơ bản, chưa có phòng chuyên môn; chưa có các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ trong dạy học môn âm nhạc.Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển số lượng và chất lượng giáo viên âm nhạc chưa đồng bộ do tồn tại từ những năm trước, và một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đổi mới chuyên môn, nghiệp vụ đã và đang tạo ra những hạn chế không nhỏ trong việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà và nhu cầu giáo dục chất lượng cao của học sinh và phụ huynh.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dƣỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực

2.4.1. Thực trạng quản lí việc xác định nhu cầu, nội dung, hình thức bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực

Thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội được tác giả r t ra trên cơ sở phân tích số phiếu trả lời đã thu được của 12 cán bộ quản lí, chuyên viên Phòng GD&ĐT và 38 GV của Trường. Có 25/50 ý kiến được hỏi đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố hà Nội đạt loại khá, 10/50 ý kiến đánh giá tốt, còn lại 15/50 đánh giá trung bình. Như vậy, vẫn còn 30 % ý kiến cho rằng cần cải tiến quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

2.4.1.1. Thực trạng quản lí việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH

Kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực thể hiện như sau:

40% 50%

10%

Nhu cu bồi dưỡng

rất có nhu cầu

có nhu cầu

Chưa có nhu cầu

Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạcTH

Qua quá trình phỏng vấn thông qua phiếu hỏi ta nhận thấy:

- 20/50 ý kiến được hỏi (chiếm 40 %) cán bộ quản lí, GV âm nhạc TH xác định rất có nhu cầu bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực.

- 25/50 ý kiến được hỏi (chiếm 50%) cán bộ quản lí và giáo viên âm nhạc TH cho rằng có nhu cầu bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực.

- 5/50 ý kiến được hỏi (chiếm 10 %) cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH chưa có nhu cầu bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực

Điều này cho ta thấy rằng đa số cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH đều có nhu cầu được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên thực trạng cũng cho thấy có một số bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH còn chưa có nhu cầu bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực. Qua thực trạng này có thể giúp cho các nhà quản lí xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu của các cán bộ quản lí, giáo viên âm nhạc TH hiện nay

2.4.1.2. Thực trạng quản lí việc xác định mục tiêu nội dungbồi dưỡng

Kết quả khảo sát thực trạng quản lí mục tiêu nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH như sau:

Biểu đồ 2.2: Thực trạng quản lí mục tiêu nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạcTH

- 15/50 ý kiến được hỏi (chiếm 30 %) nhận xét của GV âm nhạc TH xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp.

- 25/50 ý kiến được hỏi (chiếm 50%) cho rằng nội dung bồi dưỡng tương đối phù hợp.

- 10/50 ý kiến được hỏi (chiếm 20 %) nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, cần phải được đổi mới để phù hợp với nhu cầu của GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực. Ví dụ: chưa phân loại đối tượng GV âm nhạc TH để có chương trình bồi dưỡng phù hợp. Mục tiêu bồi dưỡng còn xác định chung chung. Theo ý kiến này, nên có chương trình bồi dưỡng cho GV âm nhạc TH mới, cho tổ trưởng chuyên môn,...

Trong công tác quản lí, việc xây dựng mục tiêu đ ng là việc làm rất quan trọng, nó định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cũng như vậy, để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả thì việc trước tiên cần làm là chỉ đạo xây dựng đ ng mục tiêu bồi dưỡng. Muốn vậy, nhà quản lí phải xây dựng mục tiêu dựa trên việc xác định khoảng thiếu hụt giữa các kiến thức, kỹ năng cần có của GV âm nhạc TH với những kiến thức, kỹ năng hiện có của họ.

2.4.1.3. Thực trạng quản lí việc xác định phương pháp bồi dưỡng

Trong những năm qua, hòng GD&ĐT quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH như:

- Đưa vào nội dung bồi dưỡng chuyên môn những định hướng quan trọng của Đảng, Chính phủ và của ngành như: Chủ đề năm học, các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp, các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học và nhiều chỉ thị quan trọng khác của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Long Biên...

- hòng GD&ĐT quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã lựa chọn các chuyên đề về tình hình chính trị, xã hội trong, ngoài nước và ở địa phương trong các buổi sinh hoạt chính trị. Tham mưu với các cấp uỷ Đảng cử cán bộ, giáo viên các trường tiểu học đi học lớp trung cấp lí luận chính trị. Tạo điều kiện để cán bộ, GV theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về lí luận chính trị.

- Vận động mỗi cán bộ, giáo viên tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Trong thời gian qua ở trong quận không có cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn nghiệp vụ.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tế như: Bồi dưỡng công tác giáo viên âm nhạc TH về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh; bồi dưỡng dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng dạy học; hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức các buổi học Tiếng Anh cho GV trong trường học; hướng dẫn GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổ chức Hội thảo phương pháp"Bàn tay nặn bột" nhằm nâng cao chuyên môn của GV nói chung và GV âm nhạc nói riêng theo định hướng phát triển năng lực.

Phòng GD&ĐT quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã hướng dẫn các nhà trường tiểu học xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho việc bồi dưỡng GV âm nhạc TH. Các đồng chí giáo viên đứng lớp tham gia bồi dưỡng nghiêm t c và cơ bản đã nắm được nội dung, phương pháp, kỹ năng dạy học nhằm phát triển năng lực của mỗi GV. Việc triển khai áp dụng vào quá trình đánh giá bước đầu đã có hiệu quả nhất định.

- ồi dưỡng G về công tác xã hội hoá giáo dục Tuyên truyền sâu rộng tinh thần, Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động GD, Ytế...; Triển khai Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh.

- Phát huy hiệu quả vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo dạy học Ngoại ngữ, nội dung dạy học ngoại ngữ thiết thực, hiệu quả cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và HS. Thành lập Câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Anh. Triển khai có hiệu quả hoạt động góc Ngoại ngữ. Bồi dưỡng và khuyến khích giáo viên âm nhạc TH tích cực tự học nâng cao trình độ sử dụng Ngoại ngữ dưới nhiều hình thức qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu, đọc tài liệu bằng tiếng anh nằm phát triển năng lực của mỗi GV âm nhạc TH.

Tuy nhiên, việc chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng cho GV âm nhạc TH vẫn còn những bất cập. Chương trình bồi dưỡng chậm được đổi mới. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, ít có nội dung do trường đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)