Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 80 - 85)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên

3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn

viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc chú ý tới quản lí nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH sao cho thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ GV âm nhạc TH cần quan tâm tới việc quản lí các hình thức bồi dưỡng chuyên môn. Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập của GV và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện a) ồi dưỡng tại ch

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm gi p đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt.

Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp Thành phố), hội thi nghiệp vụ sư phạm để khích lệ giáo viên có tình yêu nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên viên hòng GD ĐT, Sở GDĐT để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên khi dạy những bài khó, chương khó. Hoặc nhà trường tự tổ chức, giao cho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực cao chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo. Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng. Thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, nhiều sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu giáo viên và học sinh. Nhân viên thư viện phải được đào tạo. Tổ chức giới thiệu sách

mới, thảo luận những vấn đề mà báo chí đặt ra, thiết thực phục vụ giảng dạy và giáo dục, khuyến khích giáo viên âm nhạc mượn đọc, học tập.

Cần dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn và ưu tiên cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học. Cần tổ chức nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm t c, có sự đánh giá khách quan và cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường.

Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và tin học cho giáo viên âm nhạc TH. Có thể động viên giáo viên âm nhạc chủ động theo học ở các trung tâm, nhưng cách làm tốt nhất là tự tổ chức tại trường bằng cách vận động, khuyến khích giáo viên bộ môn giảng dạy.

b) ồi dưỡng ngắn hạn: Cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn do hòng GDĐT hoặc Sở GDĐT tổ chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng.

c) Tự bồi dưỡng

- Bố trí, tạo điều kiện để giáo viên âm nhạc TH tham gia các lớp học từ xa để nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Khuyến khích giáo viên âm nhạc TH tự nghiên cứu tài liệu.

d) Đổi mới bồi dưỡng thường xuyên

Hiện nay, việc bồi dưỡng chuyên môn theo module, tập trung vài buổi học lí thuyết rồi kiểm tra sẽ rất khó kiểm soát được hiệu quả cũng như khó nâng cao được kỹ năng sư phạm cho GV âm nhạc TH. Vì vậy, theo ch ng tôi nên đi sâu vào các mảng chuyên đề, ở đó GV âm nhạc được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn trên cơ sở phân tích nội dung dạy học, tìm tòi các phương pháp dạy học, được thể nghiệm từng bài dạy trên lớp.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các hình thức bồi dưỡng nêu trên được tổ chức thực hiện phụ thuộc vào các yếu tố: Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực: kinh phí, cơ

sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của GV âm nhạc TH. Ngoài ra còn phụ thuộc kế hoạch của nhà trường, của Phòng GD và của các cấp quản lí.

Các hình thức bồi dưỡng cần được tổ chức và chỉ đạo sát sao, thực hiện một cách nền nếp.

3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực đảm bảo tính khách quan và chính xác

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH theo kế hoạch của từng giáo viên để khẳng định cái tốt, tìm ra những hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh rút kinh nghiệm tiếp tục bồi dưỡng. Coi kết quả bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là một trong những tiêu chí để đánh giá giáo viên.

Việc đánh giá gi p cho Phòng GD, BGH xem xét quyết định của mình có phù hợp, có sát thực hay không để có những điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH. Kiểm tra nhằm tác động vào trách nhiệm, quyền hạn, hành vi của giáo viên trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH. Kiểm tra, đánh giá gi p ngăn ngừa những sai sót vì có thể phát hiện những nguy cơ sai sót. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nói: “Kiểm tra khéo léo thì bao nhiêu khuyết điểm sẽ lòi ra hết, lần sau

khuyết điểm sẽ bớt đi”.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá các yêu cầu theo kế hoạch. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho giáo viên được đánh giá và các cấp quản lí giáo dục nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đồng thời khắc phục những yếu kém và động viên các mặt mạnh mà giáo viên âm nhạc đã làm được.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Khi kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH phải thể hiện tính toàn diện, khách quan, đặc biệt đối với bồi dưỡng tại chỗ:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình. Chương trình dạy học là văn bản pháp quy, là những quy định bắt buộc mọi giáo viên phải tuân theo. Kiểm tra, đánh giá xem giáo viên thực hiện như thế nào để từ đó có biện pháp gi p đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên âm nhạc TH đang mắc phải.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình giảng dạy các môn học. Kiểm tra, đánh giá để thấy được việc thực hiện chương trình có đầy đủ, kịp thời, có bị cắt xén chương trình không. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm t c hơn.

Kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên. Nội dung soạn bài cần đảm bảo các yêu cầu: Xác định đ ng mục tiêu bài dạy; xác định đ ng những công việc cần chuẩn bị của thầy và trò; xây dựng được các hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ dạy; xác định được phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Kiểm tra nội dung đã đảm bảo đ ng, đủ kiến thức trọng tâm của bài và đảm bảo tính khoa học, hệ thống.

Kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy trên lớp thể hiện: Nề nếp, tổ chức lớp học; việc đảm bảo nội dung bài dạy: truyền thụ kiến thức (đảm bảo kiến thức cơ bản, hệ thống), kỹ năng thực hành, giáo dục tư tưởng, tình cảm; việc vận dụng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; đánh giá chung bài dạy của thầy và kết quả tiếp thu bài của trò.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên: Thực hiện đầy đủ ngày giờ công, các buổi sinh hoạt chuyên môn, nề nếp ra vào lớp; có ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định; có chấm, chữa và trả bài đầy đủ theo quy định.

Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên âm nhạc TH thể hiện thông qua kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ và kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh cuối kỳ và cuối năm.

nhiệm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa; ý thức tham gia các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể; công tác viết sáng kiến kinh nghiệm (giải pháp hữu ích) và việc vận dụng vào giảng dạy.

* Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:

Xây dựng các tiêu chí để đánh giá.

Xác định nội dung, mục đích kiểm tra, đánh giá, đề ra tiêu chuẩn: Kiểm tra cái gì? Chuẩn như thế nào? Định ra kế hoạch kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra ai? Kiểm tra như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Sử dụng hình thức và phương pháp như thế nào? Thời gian và địa điểm kiểm tra…

Khẳng định kết quả kiểm tra, đánh giá: So sánh với tiêu chuẩn, tiêu chí đã xây dựng kết luận mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc những sai sót, tìm ra nguyên nhân và chỉ ra biện pháp khắc phục.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá là một biện pháp rất quan trọng và rất cần thiết, có tác dụng to lớn cho cả người kiểm tra và người được kiểm tra. Nhờ kiểm tra, đánh giá mà chủ thể quản lí thu thập được thông tin phản hồi về việc ban hành các quyết định của nhà quản lí có phù hợp hay không? những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện. Nhờ kiểm tra, đánh giá mà việc tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch mới được tiến hành nghiêm túc, trôi chảy và đạt hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, công tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên thì mới mang lại kết quả theo mong muốn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Để kiểm tra, đánh giá mang lại hiệu quả cần có các điều kiện: - Xây dựng được kế hoạch, xác định được thời gian.

- Lực lượng kiểm tra phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín đối với tập thể, có tâm huyết với nghề với công tác kiểm tra, đánh giá.

- Phải chuẩn bị kinh phí cho công tác kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc, khách quan, công bằng và có sự thống nhất cao trong việc kiểm tra, đánh giá.

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ, đ ng quy chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)