Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 89 - 90)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam

3.4. Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp

- Muốn thực hiện được các biện pháp trên cần phải tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các Vụ, Viện, các trường Sư phạm và các Sở, ban ngành liên quan để tạo thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH có hệ thống, đồng bộ, liên tục.

- Đổi mới công tác quản lí xây dựng cơ chế hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH:

+ Đổi mới phương thức học tập, bồi dưỡng: Giáo viên tự học là chính, tự thấy nhu cầu phải học là cấp thiết, nếu không học thì không thể giảng dạy tốt. Do đó giáo viên âm nhạc TH phải xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp, học ở học sinh, học ở phụ huynh, học ở thông tin đại chúng vv... Như Bác Hồ đã từng dạy cán bộ, đảng viên: "Học ở nhà trường, học ở sách vở, học ở nhân dân".

+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên: Trên tinh thần tự học là chính, cho nên cũng xây dựng cơ chế giáo viên tự đánh giá kết quả học tập của mình là chính. Giáo viên sẽ đánh giá thông qua kết quả lên lớp, kết quả phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, kết quả giáo dục học sinh, qua sự đánh giá của phòng GD&ĐT, của Lãnh đạo nhà trường, của đồng nghiệp, của học sinh, của phụ huynh HS,...

- Để đảm bảo sự công bằng trong việc đánh giá xếp loại giáo viên có tinh thần tự học, tự phấn đấu nhằm kích thích, động viên, tạo động lực th c đẩy về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại GV âm nhạc TH thông qua một số các tiêu chí cụ thể:

+ Cần sát hạch mốc ban đầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.

+ Các đơn vị có kế hoạch cụ thể số lượng GV âm nhạc TH bồi dưỡng ở các loại hình.

+ Tính khả thi của kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc ở các nhà trường tiểu học.

+ Chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên âm nhạc TH có sự chuyển biến trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh so với mốc ban đầu hay không.

- Gắn việc sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với việc bố trí sử dụng giáo viên âm nhạc TH.

+ Dùng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để phân loại giáo viên: Giáo viên âm nhạc TH có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì có biện pháp động viên khuyên khích. Nếu giáo viên âm nhạc trình độ chuyên môn yếu kém, nghiệp vụ tay nghề không vững vàng, lại không có tinh thần học tập, tu dưỡng thì kiên quyết không phân công đứng lớp, buộc phải chuyển công tác khác.

+ Sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng là một trong các tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cho mỗi cá nhân và đơn vị giáo dục trong từng học kỳ và năm học.

- Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)