1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ
âm nhạc TH theo định hƣớng phát triển năng lực
1.5.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể quản lí
Tập trung vào chủ thể quản lí trực tiếp là hiệu trưởng trường tiểu học, những yếu tố gồm:
- Nhận thức về quản lí giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực:
Mọi thay đổi phải chắc chắn là được bắt đầu từ nhận thức của hiệu trưởng. Nhận thức đ ng về đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, lập kế hoạch, chiến lược,tổ chức triển khai bằng các biện pháp thích hợp sẽ giúp hiệu trưởng đạt kết quả tốt trong quản lí nhà trường.
- Kinh nghiệm quản lí: Được hình thành qua thực tiễn công tác của bản thân hiệu trưởng nhưng đồng thời việc học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, qua tài liệu, các phương tiện thông tin sẽ giúp hiệu trưởng làm việc đ ng, hạn chế những sai sót, khiếm khuyết. Hiệu trưởng phải tìm tòi, nghiên cứu, đọc, học, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ.
- Kỹ năng quản lí giáo viên: Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu nhà trường mình đang quản lí. Từ đó, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đo lường và kiểm tra những tiến bộ. Công việc này phải được làm cẩn trọng, khoa học, dân chủ và kiên trì đồng thời hiệu trưởng cần linh hoạt nếu tình hình có thay đổi.
- Phong cách lãnh đạo: Sử dụng đ ng phong cách lãnh đạo, phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nhà trường.
Vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng tới công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng phải thường xuyên lắng nghe để động viên tinh thần công tác của giáo viên, dựa trên sự nhận thức và kỹ năng quản lý để kịp thời chỉ đạo kế hoạch bồi dưỡng trong mỗi nhà trường; sát sao với việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đ ng trọng tâm, phù hợp thực tiễn của nhà trường.
1.5.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng được quản lí
Trong quản lí đội ngũ giáo viên âm nhạc trường tiểu học, người hiệu trưởng cần ch ý đến một số vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên âm nhạc về nhiệm vụ phát triển năng lực nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT;
- Động cơ nghề nghiệp; - Năng lực nghề nghiệp;
- Kinh nghiệm dạy học và giáo dục.
Đối tượng được quản lý – đội ngũ giáo viên phải có ý thức phát triển các phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp. Tự đưa ra nhu cầu được bồi dưỡng trên cớ sở các kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo, kết hợp với việc áp dụng trên thực tiễn công việc, nhiệm vụ được giao. Khi bản thân đội ngũ giáo viên đã có ý thức về hoạt động bồi dưỡng thì các kế hoạch bồi dưỡng mới thực sự được hiệu quả.
1.5.3. Những yếu tố thuộc về môi trường quản lí
- Nhóm chế độ chính sách:
Các chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngành và của nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lí đội ngũ của hiệu trưởng trường tiểu học. Các chính sách bao gồm: Nghị quyết VIII BCH TW khóa XI, Chính phủ có chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, một số chính sách thể hiện sự quan tâm đến giáo dục, đến đời sống của giáo viên. Ngành đang có những chính sách quyết tâm
thực hiện đổi mới GD&ĐT. Đây là những cơ hội, tác động mạnh mẽ, tạo đà cho mỗi nhà trường phát triển.
- Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội:
Hiệu trưởng các trường tiểu học cần đánh giá được những tác động của xã hội như truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, coi học tập là con đường để lập thân, lập nghiệp… đến sự nghiệp GD&ĐT nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Kinh tế hiện nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thoát ra khỏi khó khăn trong một vài năm tới, điều này đã gây những khó khăn nhất định cho ngành GD&ĐT.
- Một môi trường làm việc của nhà trường tiểu học:
Hiệu trưởng cần tạo những điều kiện làm việc cho giáo viên âm nhạc TH thật thuận lợi bao gồm môi trường vật chất, hệ thống tài liệu tham khảo cũng như quan tâm xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp để người giáo viên âm nhạc TH thấy nhẹ nhàng, vui và luôn tự hào về ngôi trường nơi mình công tác. Ngoài ra, văn hóa nhà trường như giá trị cốt lõi về kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, dân chủ, minh bạch cũng cần được quan tâm xây dựng. Bên cạnh đó, những biện pháp như khen thưởng, động viên, chia sẻ, cảm thông là những công việc hàng ngày mà hiệu trưởng cần làm để tạo bầu không khí làm việc luôn tích cực, nhưng lại không căng thẳng, đội ngũ giáo viên tin tưởng, gắn bó.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lí luận về quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, đề tài đã hệ thống một số vấn đề lí luận sau:
1. Trong đào tạo âm nhạc, người GVÂN có vai trò quan trọng và có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển năng lực cho HS tiểu học. Vì vây, bồi dưỡng NLDH cho GVÂN được đánh giá là hết sức cần thiết. Bồi dưỡng NLDH là hình thức đào tạo tiếp tục của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghiệp vụ và tình cảm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp đào tạo âm nhạc TH theo hướng phát triển năng lực.
2. Việc quản lí bồi dưỡng NLDH cho GVÂN chính là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghiệp vụ, tình cảm nghề nghiệp để phát triển một cách toàn diện và tiếp cận được với xu thế của xã hội cũng như đạt được mục tiêu đặt ra với hiệu quả cao nhất cho GV âm nhạc TH.
3. Chương 1 đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động bồi dưỡng, khái niệm bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, xác định nội hàm của quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục TH nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
4. Để có được hiệu quả cao trong công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH thì cần tìm hiểu các yếu tố tác động, làm ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc phải được hết sức quan tâm. Bởi các yếu tố đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí cũng như bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TIỂU HỌC QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC