Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 29 - 33)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.3. Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hƣớng

học, giáo dục, nghiên cứu khoa học ở người giáo viên.

Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là toàn diện, bao gồm công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng: Tri thức, kỹ năng, tư duy sư phạm, hệ giá trị nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức của người giáo viên.

Phương thức quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện thông qua quá trình tập huấn, chuẩn hóa, kết hợp với tổ chức các hoạt động sư phạm khác nhằm bồi dưỡng, chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Chủ thể quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là cán bộ quản lí giáo dục, các lực lượng sư phạm tiến hành hoạt động bồi dưỡng, trong đó các lực lượng sư phạm giữ vai trò chủ đạo để tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, sự nỗ lực tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học đóng vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng.

Đối tượng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc còn hạn chế ở một số tiêu chí theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qui định của Nhà nước.

1.3. Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hƣớng phát triển năng lực năng lực

1.3.1. Đặc điểm, yêu cầu bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực triển năng lực

Ở cấp tiểu học, dạy học Âm nhạc giúp HS nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; Bước

đầu hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; Bước đầu làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống; Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Yêu cầu cần đạt thông qua dạy học Âm nhạc, HS cần hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, HS cần hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc, bao gồm các thành phần sau: Thể hiện âm nhạc; Cảm thụ âm nhạc; Phân tích và đánh giá âm nhạc; Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.

Nội dung day học môn Âm nhạc bao gồm những kiến thức và kỹ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết/ năm học.

hương pháp dạy học âm nhạc tiểu học hương tới phát triển cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc. Các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của HS: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,... Cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc, được tích hợp thông qua nhiều nội dung và hoạt động. Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, HS chỉ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay. Từ lớp 4 trở lên, cần kết hợp hai kỹ năng: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc.

Người giáo viên âm nhạc tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt, giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn

đề và sáng tạo). Do vậy nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên âm nhạc TH là dạy học, điều ấy đòi hỏi họ phải nắm vững kiến thức âm nhạc và cách thức truyền đạt, đồng thời nắm vững con đường, cách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách trẻ, định hướng thúc đẩy sự phát triển đó.

Với vai trò chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục môn âm nhạc và phụ thuộc vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc. Trong đó công tác bồi dưỡng thường xuyên có ý nghĩa đào tạo tiếp tục là một yêu cầu không thể thiếu được sau đào tạo, việc bồi dưỡng thường xuyên còn mang ý nghĩa đào tạo lại, cung cấp cho giáo viên âm nhạc TH những kiến thức mới, tạo cho họ có khả năng tiếp cận sự phát triển của khoa học giáo dục, để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong giáo dục toàn diện học sinh tiểu học.

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực

Bồi dưỡng GV âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm nhiều năng lực các năng lực chung và năng lực riêng của môn học. Đối với năng lực riêng của môn học, một số năng lực cụ thể như sau:

Bồi dưỡng năng lực thực hiện quy trình dạy học Âm nhạc cho GV tiểu học: Nghe: nghe tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc, bài hát, bản nhạc,...hoặc thưởng thức tiết mục âm nhạc.

Đọc: đọc thành tiếng hoặc không thành tiếng (đọc hiểu, đọc thầm) các văn bản ghi chép nhạc.

Tái hiện (lặp lại): hát, đọc nhạc hoặc chơi nhạc cụ để mô phỏng, lặp lại nguyên vẹn (bắt chước) các câu hát, tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc; thị tấu khi hát hoặc chơi nhạc cụ,...

hản ứng: biểu lộ cảm xúc, thái độ trước những tác động của âm nhạc. Sáng tạo: biến tấu, ứng tác, trình bày ý tưởng hoặc tạo ra sản phẩm âm nhạc. Trình diễn: trình bày kết quả luyện tập hoặc biểu diễn âm nhạc trước mọi người, với kỹ thuật phong phú và sự biểu cảm về âm nhạc.

Phân tích, đánh giá: sử dụng hiểu biết về âm nhạc để phân tích và đánh giá về kĩ năng âm nhạc, kỹ năng trình diễn âm nhạc của bản thân và người khác.

Ứng dụng: sử dụng kiến thức, kỹ năng âm nhạc đã tích luỹ được vào thực tiễn cuộc sống.

Bồi dưỡng năng lực đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc cho GV tiểu học, bao gồm ứng dụng, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; ứng dụng và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học âm nhạc và đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc, thực hiện hiệu quả mục tiêu môn học.

Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học âm nhạc phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi nhóm lớp. Việc đánh giá mức độ đạt yêu cầu phát triển phẩm chất trong môn Âm nhạc chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, nhận xét về hành vi, thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Việc đánh giá kỹ năng thực hành âm nhạc chủ yếu bằng định lượng. Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học âm nhạc phù hợp với đặc trưng môn học: Tập trung đánh giá các thành phần của năng lực âm nhạc mà môn học có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh. Chú trọng đánh giá các kĩ năng thực hành: hát (đơn ca, song ca, tốp ca), chơi nhạc cụ (độc tấu, hoà tấu) đọc nhạc, biểu diễn,.. Bồi dưỡng năng lực đánh giá sản phẩm kết hợp đánh giá quá trình, coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực âm nhạc và ý thức học tập.

Mặt khác giáo viên âm nhạc tiểu học là bộ phận của giáo viên tiểu học, năng lực dạy học âm nhạc là bộ phận năng lực dạy học của giáo viên tiểu học. Do đó, cần bồi dưỡng các năng lực chung của người giáo viên tiểu học, đó là các năng lực theo

Chuẩn nghề nghiệp: Đối với cấp tiểu học, bồi dưỡng giáo viên TH là bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng dạy học các môn học từ lớp một đến lớp 5 theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [12] gồm ba lĩnh vực lớn: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm của GV.Cụ

thể gồm: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức; Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)