Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 68)

Các biện pháp đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết phải là biện pháp làm thay đổi về nhận thức, tư duy của cả cán bộ quản lí và GV theo tinh thần đổi mới; sau đó mới là nội dung, là hình thức bồi dưỡng và tổ chức thực hiện. Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. Mỗi biện pháp đề xuất đều có đầy đủ ba phần, bao gồm: Mục đích, nội dung, cách thức thực hiện.

3.1.2. Đảm bảo t nh kế thừa

Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các trường tiểu học đang trong quá trình đổi mới theo định hướng phát triển năng lực. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới của giáo dục tiểu học. Mặt khác, các nội dung, biện pháp và kỹ thuật bồi dưỡng cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc các trường tiểu học từ cơ quan quản lí các cấp đối với giáo dục. Thành tựu phát triển giáo dục tiểu học của quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH. Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như giá trị của những kinh nghiệm được đ c r t từ thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một số trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lí về phương diện chuyên môn.

- hát huy những mặt tích cực của công tác bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lí nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn quận và Thành phố.

3.1.3. Đảm bảo t nh đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lí trường học. Bản chất của quản lí trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lí bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH như: Xây dựng mục tiêu, nội dung, Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng điều kiện để thực hiện, kiểm tra, đánh giá. Việc đề xuất phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH cần xử lí, tích hợp các khía cạnh như quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng… để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, sử dụng đội ngũ giáo viên âm nhạc trong các nhà trường tiểu học hợp lí và hiệu quả.

Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng hỗ trợ, th c đẩy nhau. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lí phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lí hoạt động dạy học của Phòng GD, BGH với các thành viên tham gia vào việc bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc thù của của các trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội phù hợp với nề nếp văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của địa phương. Tính đặc thù của

cộng đồng dân cư và nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung và cho phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc TH nói riêng. Nguyên tắc được đề xuất mang tính thực tiễn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học. Để thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất đòi hỏi người quản lí khi tiến hành triển khai phải nhanh nhạy, dự đoán được các tình huống và xử lí tốt các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện biện pháp để đảm bảo cho các biện pháp được thực hiện có hiệu quả.

Việc đề xuất các biện pháp trên cơ sở đã tiến hành thăm dò ý kiến của chuyên môn hòng GD&ĐT quận Long Biên, thành phố Hà Nội về các nội dung bồi dưỡng chuyên môn GV âm nhạc TH; thăm dò ý kiến cán bộ quản lí và GV âm nhạc TH về nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Trên thực tế mỗi trường tiểu học trong quận lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ năng lực của giáo viên âm nhạc, điều kiện CSVC kỹ thuật. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong Luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt:

- Áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả.

- Đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn: Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và theo định hướng phát triển năng lực.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH đề xuất có tính khả thi vì:

- Có sự đồng thuận cao từ các cấp quản lí đến các GV âm nhạc một số trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội phù hợp với nhu cầu của thực tiễn giáo dục là theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với yêu cầu đổi mới GD và yêu cầu phát triển ngành giáo dục quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của một số trường tiểu học, của địa phương, của mọi GV, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT của quận.

- Đạt hiệu quả và thiết thực đối với GV âm nhạc TH.

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực

3.2.1. Biện pháp 1: Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực

3.2.1.1. Mục tiêu/Ý nghĩa

Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH hiện nay phải hướng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực, bằng cách cung cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. BGH phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên âm nhạc TH cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên âm nhạc tại các trường TH, vừa hạn chế sự tốn kém về kinh phí cho ngân sách vì không phải lặp lại những nội dung mà chính giáo viên âm nhạc TH đã biết. Xác định được đ ng vấn đề đang cần thiết sẽ tạo được hứng th học tập cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao, từ đó gi p cho công tác quản lí của nhà trường sẽ đạt kết quả tốt.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện

a) ồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm

Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo đức của người thầy phải được coi trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người thầy cũng

phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. BGH khi xây dựng phong

cách người thầy phải ch ý tới hai mặt. Đó là thái độ đối với công việc và cách ứng xử trước những vấn đề, tình huống trong quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, với học sinh. Người thầy muốn làm tốt công tác giáo dục phải có tác phong mẫu mực, tôn trọng và công bằng trong đối xử với học sinh, phải xây dựng uy tín trước học sinh, nhân dân và xã hội. hải xây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm. Thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cô giáo thêm tự hào, gắn bó với nghề, trường để tạo động lực phát triển nhà trường.

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực. Lòng nhân ái - tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người. Với giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa của lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm đội ngũ giáo viên âm nhạc TH có thể vận dụng bằng nhiều hình thức, như:

- Tổ chức học tập chính trị cho cán bộ, giáo viên - hổ biến các văn kiện của Đảng, Nhà nước

- Tổ chức cho giáo viên tăng cường đọc sách, báo, tài liệu - Yêu cầu giáo viên viết thu hoạch

- Bồi dưỡng qua các sinh hoạt tập thể

- Các tổ có kế hoạch hoạt động, đăng ký nội dung thi đua

b) ồi dưỡng kiến thức và các kĩ năng sư phạm * ồi dưỡng kiến thức chuyên môn âm nhạc

GV âm nhạc TH cần phải có những kiến thức cơ bản, hệ thống để tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học có hiệu quả, đ ng mục tiêu giáo dục tiểu học. Những kiến thức cần thiết này một phần đã được trang bị khi GV học ở các trường sư phạm, phần còn lại là do tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình hành nghề (phần kiến thức này thường xuất phát từ nhu cầu thực tiễn địa phương và những vấn đề xã hội, nhân văn đặt ra ở từng giai đoạn).

Có thể phân loại các kiến thức trong lĩnh vực này thành năm mảng kiến thức mà GV âm nhạc TH cần được trang bị để hành nghề. Mỗi mảng kiến thức này là một yêu cầu cơ bản với nội dung cốt lõi như:

- Yêu cầu 1: Có kiến thức cơ bản, hệ thống để dạy được các môn học trong chương trình tiểu học. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH bao gồm tổng hoà các kiến thức về môn học, kiến thức chương trình dạy, mục tiêu bài học từ khối 1 đến khối 5 để học sinh lĩnh hội theo chuẩn kiến thức kĩ năng quy định; kiến thức về dạy học tích hợp, bản đồ tư duy...

- Yêu cầu 2: Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm về tâm lí, giáo dục học. Người GV âm nhạc TH không chỉ dạy tất cả các môn học, mà còn tổ chức tất cả các hoạt động cho HS lớp mình phụ trách. Do đó, GV âm nhạc TH phải có kiến thức về tâm, sinh lí HS tiểu học.

- Yêu cầu 3: Có kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh.

- Yêu cầu 4: Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội, nhân văn. - Yêu cầu 5: Có kiến thức địa phương.

* ồi dưỡng kiến thức và các kĩ năng sư phạm

Khi xét đến kĩ năng sư phạm của GV âm nhạc TH ta thường đề cập đến nhiều kĩ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và giảng dạy. Tuy nhiên, căn cứ đặc điểm lao động sư phạm của GV âm nhạc TH và đối tượng dạy học là học sinh tiểu học, ta có thể hệ thống, lựa chọn ra và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV năm loại kĩ năng sư phạm cần thiết, tối thiểu để GV âm nhạc TH có thể hành nghề. Mỗi loại kĩ năng này là một yêu cầu cơ bản với nội dung cốt lõi như:

- Yêu cầu 1: Biết lập kế hoạch dạy học và soạn giáo án, kiểm tra, chấm bài, trả bài.

- Yêu cầu 2: Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp; kỹ năng giảng dạy bộ môn với từng phân môn, kiểu bài. để dạy tất cả các khối lớp; đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, GV là người hướng dẫn, học sinh tự học tự lĩnh hội kiến thức. hát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Đặc biệt là hiện đại hoá phương pháp giảng dạy. hương pháp dạy học đặc thù ở bậc học là phương pháp làm mẫu.

- Yêu cầu 3: Biết làm công tác chủ nhiệm, quản lí, giáo dục học sinh; biết tổ chức các hoạt động tập thể, biết thuyết phục, cảm hoá học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn trong tập thể học sinh, là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh trong lớp.

- Yêu cầu 4: Biết cách giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Yêu cầu 5: Biết xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình. (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật Khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiệp.

c) Bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá kết quả học tập của HS theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT- GDĐT

Nội dung này sẽ gi p giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, gi p đỡ; đưa ra nhận định đ ng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

d) ồi dưỡng năng lực thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

Đây là một trong bảy nhóm giải pháp để phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ CNH, HĐH, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận long biên, thành phố hà nội theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)