Nhìn chung qua kết quả đánh giá cho thấy công ty đã đang thực hiện công tác đánh giá mức độ hoàn thiện công việc nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định và công ty cần cải thiện vấn đề này để người lao động cảm thấy họ được đánh giá đúng và công bằng. Từ số liệu có hơn 1 nửa số người chưa thực sự cảm thấy tính công bằng trong đánh giá công việc thỏa mãn mong muốn của họ (34% bình thường, 12% không đồng ý và 10% rất không đồng ý).
34%
■ rắt không đồng ỷ Bkhong đồng ý Bbinh thường B đồng ỷ Brat đồng ý
Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người lao động về công tác đánh giá của công ty :
+ Cụ thể hóa, rõ ràng với các kế hoạch được đưa ra kịp thời và các biện pháp đánh giá đi k èm
+ Đào tạo đội ngũ đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đánh giá, đảm bảo tính kịp thời, công bằng. Đội ngũ này đòi hỏi nằm bắt đúng và hiểu rõ vè các công việc cũng như có trách nhiêm cao, sát sao với công việc và nhân viên. Thường xuyên kiểm tra đnahs giá chất lượng của đội ngũ này sẽ đảm bảo chất lượng đánh giá
+ Tiếp nhận thương xuyên những đánh giá, góp ý từ phía nhân sự về công tác đánh giá và chinh sửa, hoàn thiện
+ Các quy trình đánh giá cần nhân sự được đánh giá biết và đồng thuận bởi số đông trước khi áp dụng. Và không chấp nhận những trường hợp ngoại lệ tác động đến kết quả đánh giá mà không có lý do thuyết phục
- Tác giả đưa ra đóng góp quy trình đánh giá như sau :
Bước 1 : Thiết kế kế hoạch đánh giá, thời gian tiến hành, đối tượng áp dụng, xây dựng tiêu chí dựa trên khảo sát và nghiên cứu từ bản thân nhân viên. Thông qua sự thống nhất, xây dựng thang đo,...
Bước 2 : Truyền đạt kế hoạch, quy trình và nội dung đánh giá đến các bên có liên quan
Bước 3 : Tiếng hành đánh giá dựa trên các tiêu chí đã đề ra trước đó với mỗi vị trí, phòng ban,.
Bước 4 : Công bố kết quả đánh giá thường xuyên trong quá trình đánh giá tới các bên liên quan để họ đạt được hiệu quả đánh giá và chất lượng thực hiện công việc. Công bố kết quả cuối và phục vụ cho các mục đích hậu đánh giá mức độ hoàn thành công việc.