nước cấp huyện
Thứ nhất là cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi NSNN
Luật NSNN, và các văn bản quy định của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Tài Chính, UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính cấp tỉnh là văn bản chế định nội dung, phương thức, thẩm quyền quản lý NS cấp huyện. Nếu các văn bản pháp quy này phù hợp với thực tế, việc quản lý chi ở địa phương sẽ thuận lợi hơn và ngược lại.
Các văn bản pháp quy có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý NS cấp huyện. Chẳng hạn, hệ thống định mức chi tiêu do Chính phủ ban hành là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của chính quyền cấp huyện. Việc ban hành các định mức
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi NSNN cấp huyện. Cơ chế phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, giữa các cấp trong việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý chi NS cấp huyện. Chỉ trên cơ sở phân công hợp lý, phân quyền rõ ràng cho từng cơ quan mới tạo điều kiện để quản lý chi NS cấp huyện đạt hiệu quả.
Thứ hai là Tiềm lực tài chính công
Chi NSNN phụ thuộc vào tiềm lực tài chính công, tức tài sản và khả năng huy động tài chính của Nhà nước. Nếu Nhà nước có tiềm lực tài chính dồi dào, áp lực giảm chi sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nợ công còn có cơ cấu không tốt, diễn biến phứ tạp của tình hình thế giới như: cạnh tranh thương mại, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa cực đoan, mâu thuẫn tôn giáo, ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của mỗi quốc gia, áp lực giảm chi lớn, nguồn chi NSNN cấp địa phương sẽ khó khăn.
Thứ ba là Sự ổn định kinh tế vĩ mô
Trong các giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, thu NSNN dồi dào, chi NSNN không lớn, quản lý chi NSNN cấp huyện được hỗ trợ từ NS cấp trên và có nguồn thu tốt trên địa bàn. Ngược lại, trong các giai đoạn biến động kinh tế, suy thoái, khủng hoảng làm thu NSNN giảm, áp lực giảm chi NSNN để đối phó với suy thoái, khủng hoảng tăng cao, nguồn chi NS cấp huyện do đó cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Thứ tư là Điều kiện tự nhiên của địa phương
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu ngành kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, do đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, tại các vùng khó khăn, nguyên vật liệt thiếu thốn, giao thương cách trở, kinh
tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi NS cấp huyện.
Thứ năm là Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Các đơn vị cấp huyện có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các huyện chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung từ NS cấp trên sẽ rất bị động trong quản lý chi NS cấp huyện, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi
Thứ sáu là Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN của huyện.
Năng lực cán bộ quản lý chi NS cấp huyện, bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động NS; năng lực lập dự toán phù hợp với thực tế; năng lực tổ chức thực hiện dự toán năng động; năng lực kiểm tra, giám sát các đơn vị thụ hưởng NS cấp huyện Nếu đội ngũ cán bộ quản lý chi NS cấp huyện có năng lực tốt, chất lượng quản lý chi NS cấp huyện sẽ cao và ngược lại.
Thứ bảy là ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chi NSNN của huyện.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào quản lý chi NSNN cấp huyện sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.