Trong giai đoạn 2016-2019, công tác thực hiện dự toán chi NSNN huyện Tam Nông được UBND huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện trực tiếp điều hành quản lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện dự toán chi NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN trong huyện nhằm đảm bảo nguồn NSNN được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và đạt được các mục tiêu quản lý nhà nước đã đề ra.
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT Nội dung chi Dự toán Năm 2016 Thực hiện Dự toán Năm 2017 Thực hiện Dự toán Năm 2018 Thực hiện Dự toán Năm 2019 Thực hiện
TỔNG CHI NGÂN SÁCH 281.397.000 406.551.057 323.077.000 450.091.979 334.469.000 478.569.385 345.608.260 523.055.590
I CHI ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN 44.004.000 123.918.607 11.970.000 45.950.273 14.000.000 50.876.142 15.500.000 58.497.562
II CHI THƢỜNG XUYÊN 228.040.000 282.508.100 301.891.000 383.364.913 310.424.737 416.237.115 319.573.260 453.690.077
1 Chi sự nghiệp kinh tế 6.005.783 11.774.510 37.621.453 56.016.786 34.815.581 44.242.276 36.215.581 45.216.357 2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào
tạo, dạy nghề 124.236.485 139.984.411 151.753.476 174.681.256 155.041.373 209.378.101 158.041.373 234.756.895
3
Sự nghiệp Văn hóa thông tin- Thể dục thể thao- Phát thanh
truyền thanh 2.701.630 2.901.450 3.518.339 4.474.575 3.611.984 4.678.123
3.611.984 4.985.712
4 Chi sự nghiệp y tế 2.247.216 2.274.498 2.541.332 2.571.890 2.599.220 2.869.282 2.899.220 3.098.564 5 Chi đảm báo xã hội 18.469.639 39.370.323 24.459.409 50.082.771 29.942.100 55.156.324 32.370.323 62.457.976 6 Chi quản lý hành chính 65.220.131 75.660.137 73.402.367 84.625.867 74.657.663 88.453.612 76.657.963 91.987.245 7 Chi An ninh- Quốc phòng 8.770.026 9.674.747 8.125.654 10.295.679 9.288.016 10.916.611 9.288.016 10.578.649 8 Chi khác ngân sách 389.090 868.026 468.911 616.090 468.800 542.786 488.800 608.679
III DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH 3.176.000 0 3.963.000 0 4.299.000 0 4.500.000 0
IV NGUỒN THỰC HIỆN CẢI
CÁCH TIỀN LƢƠNG 4.616.000 0 5.253.000 0 5.745.263 0 6.035.000 0
1 Tiết kiệm chi thường xuyên 4.611.000 0 5.220.000 0 5.715.263 0 6.000.000 0 2 50% dự toán vượt thu 5.000 0 33.000 0 30.000 0 35.000 0
V
TIẾT KIỆM THÊM 10% CHI THƢỜNG XUYÊN LÀM NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN LƢƠNG THEO QUY
1.561.000 0 0 1.823.496 0 0 0 0
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ so sánh giữa tổng dự toán và tổng thực hiện dự toán chi NSNN
tại huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2019
Đơn vị: Tỷ đồng. 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dự toán Thực hiện
Có thể thấy tình hình thực hiện chi NSNN cấp huyện thường vượt so với dự toán chi được giao. Năm 2016 thực hiện vượt 44,48% dự toán, năm 2017 thực hiện vượt 39,31% dự toán, năm 2018 thực hiện vượt 43,08% dự toán, năm 2019 thực hiện vượt 51,34% dự toán.
Chi NSNN huyện Tam Nông có xu hướng ngày càng tăng. Việc thực chi vượt nhiều so với dự toán chi cho thấy công tác lập dự toán chi của huyện vẫn chưa bám sát thực tế. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan là trong năm thường phát sinh nhiều nhiệm vụ chi làm tăng chi NSNN huyện. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách của huyện.
Vượt chi chủ yếu ở chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi hoàn trả
mức thấp so với dự toán giao như chi cải cách tiền lương, chi dự phòng. Tình hình thực hiện chi thường xuyên qua các năm có mức tăng khá cao, cụ thể: năm 2017/2016= 100.856,8 triệu (+35,7%), năm 2018/2017= 32.872,5 triệu (+8,57%), năm 2019/2018= 37.453 triệu (+8%).
Tình trạng chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh ở mức cao so với dự toán là do một số khoản chi phát sinh ngay trong năm ngân sách và một số khoản chi vẫn giữ lại ở ngân sách cấp tỉnh vì chưa có cơ sở phân bổ chính thức. Khi phát sinh khoản chi thì Sở Tài chính tiến hành thẩm tra dự toán và ra quyết định bổ sung có mục tiêu từ NSNN tỉnh Phú Thọ cho NSNN huyện Tam Nông.
3.2.4 Công tác quyết toán ngân sách nhà nước huyện.
Trước ngày 31/12 năm tài chính, sở Tài Chính và KBNN tỉnh Phú Thọ ban hành công văn liên ngành hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán và quyết toán ngân sách. Căn cứ hướng dẫn, phòng TCKH huyện Tam Nông cùng KBNN huyện hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị dự toán cấp dưới, các đơn vị dự toán trực thuộc và các đơn vị có liên quan đối chiếu, rà soát các khoản thu, chi đã được giao dự toán ngân sách. Các đơn vị đã làm việc với phòng TCKH huyện để đối chiếu số bổ sung ngân sách, thực hiện giao dịch với KBNN để tiếp tục hoàn tất các khoản còn tồn đọng vào cuối năm, thực hiện việc so sánh dự toán để tiếp tục chi các nhiệm vụ còn tồn đọng. Tuy nhiên có một thực tế là các công việc này được các đơn vị tiến hành rất chậm, đến cuối ngày 31/12 năm ngân sách (sau giờ làm việc hành chính) còn nhiều đơn vị vẫn thực hiện giao dịch với KBNN huyện. Các đơn vị làm chậm do vào tháng 12, phòng TC-KH sau khi cân đối các nguồn thu sẽ giao bổ sung dự toán chi cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong năm, khi đó, nhiều đơn vị phải thực hiện ngay nhiệm vụ trong năm và đến ngày 31/12 có thể vẫn chưa thực hiện xong.
Theo quy định, cuối ngày 31/12 năm ngân sách, các đơn vị phải thực
Formatted: Font color: Black, Condensed by 0.2 pt
hiện việc đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ, vật tư hàng hóa, tài sản, Nhưng trên thực tế, khi phòng TCKH tiến hành thẩm tra quyết toán năm đối với các đơn vị thì hầu như công việc này không được tiến hành, hoặc khi tiến hành thường sau ngày 31/12 năm ngân sách đó, thường k o dài đến hết tháng 1 năm ngân sách tiếp theo.
* Công tác quyết toán Ngân sách cấp huyện:
- Biểu mẫu kế toán: Việc lập các báo cáo quyết toán năm đã được tiến hành theo các loại biểu mẫu tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính “Về việc Ban hành chế độ Kế toán Hành chính sự nghiệp”. Trong đó các các báo cáo đối chiếu số liệu có xác nhận của KBNN huyện.
- Việc Quyết toán chi NSNN của huyện được thực hiện thông qua HĐND huyện.: Trong quý II hàng năm, sau khi tổng hợp Quyết toán của các đơn vị, phòng TCKH huyện tham mưu với UBND huyện trình Báo cáo quyết toán lên HĐND huyện xem x t, phê duyệt quyết toán năm của ngân sách cấp mình.
- Nộp báo cáo quyết toán: Cuối quý II hàng năm, UBND huyện nộp báo cáo quyết toán lên Sở Tài Chính tỉnh Phú Thọ, đồng thời lưu trữ các loại báo cáo tại phòng TC-KH huyện.
3.2.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán
Trong các báo cáo về xử lý đơn thư, khiếu nại huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2019 có 154 đơn thư, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực Tài chính, trong đó có 42 đơn thư, khiếu nại cấp huyện và 112 đơn thư, khiếu nại cấp xã. UBND huyện, phòng TC-KH huyện đã trả lời thỏa đáng hoặc tiếp nhận, xử lý, khắc phục kịp thời các hạn chế trong đơn thư, khiếu nại, đến hết năm 2019 có 11 đơn thư, khiếu nại tiếp tục được xử lý trong năm 2020.
Công tác kiểm tra NSNN huyện trong những năm gần đây luôn được
Comment [3HTN1]: Các khiếu nại này là về những vấn đề gì? Chi không đúng, sử dụng NSNN sai mục đích hay sao? Nên có thêm thông tin về phần
quan tâm chỉ đạo, cụ thể việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ được duy trì. UBND huyện, phòng TC-KH huyện làm tốt công tác công khai, minh bạch dưới sự giám sát của HĐND huyện, Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện. UBND huyện thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách huyện để có những điều chỉnh hợp lý. Cơ quan quản lý NSNN huyện cũng làm tốt công tác phối hợp với KBNN huyện thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi NS một cách thường xuyên, kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ điều tiết, kiểm tra việc chi trả trước khi cấp phát dự toán qua hệ thống mạng Tabmix. Phòng TC-KH huyện thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn, nghiệp vụ đối với bộ phận tài chính các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan.
Kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một bộ phận nào đó và có thể theo yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện. Việc kiểm tra này thường do phòng Thanh tra tham mưu với UBND huyện thực hiện khi phát hiện những vụ việc sảy ra.
Việc kiểm tra, thanh tra sau khi thực hiện dự toán do phòng TC-KH phối hợp với KBNN huyện kiểm tra, đối chiếu theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được giao. Cùng với đó, một số cơ quan chức năng khác thuộc UBND huyện cũng tiến hành thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc này, dẫn đến chồng ch o khi thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, ách tắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị.
3.3 Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1 Đối với tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước
Huyện Tam Nông đã tích cực triển khai thực hiện Luật NSNN năm 2015 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Đã hình thành mối quan hệ
Comment [3HTN2]: Rà soát lại một lần nữa xem đã bám sát với các tiêu chí dung để đánh giá mà đã xây dựng ở phân lý thuyết hay chưa?
Formatted: Font color: Black
rõ ràng, cụ thể trong phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý NSNN cấp huyện. HĐND huyện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành thục hơn trong phê chuẩn dự toán, quyết toán chi NSNN. Việc phê chuẩn quyết toán NS đi đôi với quyền giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng NSNN của HĐND huyện đã thúc đẩy cơ quan quản lý NSNN cấp huyện và các đơn vị thụ hưởng NSNN nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, chính sách chi NSNN. HĐND huyện đã đảm nhiệm vai trò lớn hơn trong giám sát thực tế, qua đó hạn chế phần nào tình trạng sử dụng NSNN một cách lãng phí.
Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, với sự tham mưu của phòng TC- KH cùng các đơn vị thụ hưởng NS đã chỉ đạo sát sao các bộ phận quản lý NSNN để từng bước nâng cao chất lượng các định mức làm căn cứ xây dựng dự toán NSNN huyện, đẩy nhanh quá trình phân bổ NS cho các đơn vị thụ hưởng và tích cực kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Nhờ đó, chu trình NS đã được thực hiện trong thời gian ngắn hơn, UBND huyện nắm được thông tin về sử dụng NSNN nhanh hơn, đầy đủ hơn, nhờ đó có thể điều hành NS tốt hơn theo hướng sử dụng NSNN vừa đúng chế độ, chính sách theo quy định, vừa linh hoạt, phù hợp với địa phương.
Các đơn vị thụ hưởng NS được giao nhiều quyền tự chủ hơn. Việc phân cấp, mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị thụ hưởng NS thông qua chính sách khoán kinh phí quản lý hành chính, khuyến khích tìm nguồn thu ngoài NSNN, khuyến khích sử dụng tiết kiệm đã góp phần khuyến khích đơn vị thụ hưởng NS sử dụng tiết kiệm NSNN, cải thiện thu nhập cho người làm việc trong đơn vị.
Công tác quản lý chi NSNN huyện Tam Nông chủ yếu do 5/7 cán bộ, công chức của phòng TC-KH thực hiện. Trong giai đoạn 2016-2019, 5 cán bộ, công chức của phòng TC-KH được phân công các nhiệm vụ, công việc rõ ràng, không chồng ch o và có sự phối hợp, giúp đỡ, bổ sung cho nhau trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ 5 cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, phòng TC- KH huyện đã làm tốt công tác tham mưu với HĐND, UBND huyện, cũng như phối hợp tốt với KBNN huyện để ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị dự toán trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Các
đồng chí cán bộ, công chức được giao quản lý NSNN của huyện là các đồng chínhững người đã được thử thách ở nhiều vị trí công tác, có đạo đức nghề nghiệp và luôn chủ động tham gia các khóa học nghiệp vụ, học năng cao trình độ về chuyên môn, trình độ tin học, trình độ lý luận chính trị để không ngừng nâng cao năng lực bản thân.
Trong giai đoạn 2016-2017, phòng TC-KH huyện đã phối hợp với KBNN huyện sử dụng hệ thống mạng tabmis trong quản lý NSNN huyện và tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các đơn vị dự toán trực thuộc sử dụng phần mềm kế toán misa. Từ đó, công tác quản lý chi NSNN được thực hiện nhanh chóng, chính xác, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tối ưu hóa công tác quản lý chi NSNN và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu công việc được giao.
3.3.1.2 Đối với công tác lập dự toán và phân bổ dự toán
Về công tác lập dự toán CTX, UBND huyện đã phân bổ đúng theo các danh mục đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị. Về công tác lập dự toán chi đầu tư XDCB, dự toán chi đầu tư XDCB có tính chất phức tạp nên UBND huyện đã chú trọng nhiều hơn vào lập dự toán, phân bổ dự toán, đặc biệt phân bổ cho các công trình dở dang. Nhờ đó chất công tác chi đầu tư XDCB đã có chuyển biến tích cực, không tồn tại nhiều tình trạng nợ đọng k o dài, chậm tiến độ công trình.
Về phân bổ dự toán, định mức phân bổ ngân sách CTX giai đoạn 2016- 2019 của huyện đã cơ bản theo đúng quy định của nhà nước, các văn bản cụ thể
như: Luật Đầu tư công; các Nghị quyết của Quốc hội về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; các văn bản chỉ đạo điểu hành của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán NSNN và phù hợp với tình hình thực tế nguồn thu NS huyện; kịp thời với từng nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ phát triển KT- XH, an ninh, quốc phòng của huyện; phù hợp khả năng cân đối từ NS cấp trên.
Huyện đã xây dựng được hệ thống định mức phân bổ dự toán theo các trình tự, thủ tục thẩm tra và phê duyệt dự toán chi NSNN và cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh định mức phân bổ CTX làm cơ sở để phân bổ dự toán NS cho các đơn vị, các cấp trên địa bàn huyện, trong giai đoạn 2016-2019, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách, định mức chi đặc thù như: Công văn về định mức chi tiền khánh tiết, nước uống tại các hội nghị, Tuy nhiên, các định mức này đều không vượt hoặc trái với các quy định chung của nhà nước trong từng thời kỳ.
Huyện cũng nỗ lực chi tiết kiệm để tăng vốn ĐTPT. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2019, mặc dù nguồn thu NS huyện tăng không đáng kể, nhưng UBND vẫn duy trì tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN huyện ở mức khá cao. Trong cơ cấu chi đầu tư, các khoản cấp phát đầu tư XDCB cho các công trình phi sản xuất, công trình kinh doanh không hiệu quả được loại bỏ dần. Huyện ưu tiên kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng điểm của địa phương, ưu tiên tăng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng khó khăn. Tuy