Về lập dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 106 - 107)

Hoàn thiện hệ thống định phân bổ NSNN: Các định mức chi NSNN được xây dựng trên cơ sở các điều kiện, khả năng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị và chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ, cũng như dự báo về thay đổi cơ chế chính sách theo xu hướng phát triển kinh tế hội nhập quốc tế. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí đánh giá về hiệu quả cùng sự phù hợp của các mục tiêu với giới hạn nguồn kinh phí của huyện. Ngoài ra, định mức chi NSNN cần được rà soát và thay đổi hàng năm theo sự thay đổi của điều kiện hoàn cảnh và mục tiêu phát triển KT-XH trong ngắn hạn. Định mức phân bổ NSNN cần đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, mức độ thực hiện trong thực tiễn cao, tăng thêm các định mức phân bổ đối với hàng hóa, dịch vụ công và điều chỉnh các định mức đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện phù hợp, tiết kiệm, chống lãng phí.

Lựa chọn danh mục, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên thực hiện, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, trung hạn tương ứng với các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện; xác định các công cụ cần thiết triển khai phù hợp gắn

liền với mục tiêu cụ thể nhằm tối đa hóa hiệu quả chi NSNN huyện.

Lập dự toán chi NSNN huyện phải gắn chặt với tầm nhìn trung và dài hạn. Tầm nhìn phát triển kinh tế trung và dài hạn quyết định đến cách phân bổ nguồn lực tài chính trên địa bàn huyện. Dự toán không chỉ dựa trên nguồn lực đầu vào mà quan trọng hơn là hiệu quả đầu ra, trên cơ sở đó xác định phân bổ nguồn lực tài chính đạt hiệu quả tối đa sử dụng phương pháp lập dự toán hiện đại theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Đối với những chế độ chính sách phát sinh trong thời kỳ ổn định ngân sách mà có đủ cơ sở phân bổ thì giao ngay từ đầu năm cho các đơn vị thực hiện nếu đã được ghi nguồn. Các khoản chi thường xuyên được bố trí kinh phí đều trong năm; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện. Công tác điều hành chi NSNN cần phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Luôn có phương án dự phòng trường hợp chấp hành thu không đảm bảo dự toán được giao

Chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan trong công tác lập dự toán nhằm nâng cao tính thực tế của các khoản định mức chi, giảm tính áp đặt và tăng tính tự nguyện tiết kiệm NSNN đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Khi xây dựng chương trình đầu tư công cần phải tính toán đến khả năng đáp ứng của nguồn, cần xác định được quy mô ngân sách phù hợp, trong đó việc gắn chính sách chi NSNN với các định hướng phát triển trung và dài hạn, bảo đảm tính trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài khóa, đồng thời coi trọng tính kỷ luật tài khóa trong dài hạn, tập trung nguồn lực ưu tiên cho ĐTPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)