nƣớc tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
* Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN huyện
Các cơ quan nhà nước dự báo Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định dựa trên ba3 động lực chính là: đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường trong nước sôi động và chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Chính phủ Việt Nam cam kết cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, cải thiện môi trường đầu tư, thi hành chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thận trọng để duy trì lạm phát, lãi suất thấp, kích thích tiêu dùng và đầu tư.
Xu hướng tăng trưởng và ổn định vĩ mô trong nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý chi NSNN huyện Tam Nông trên hai phương diện: Tạo điều kiện cho kinh tế Tam Nông phát triển thuận lợi, nhờ đó tăng thên nguồn thu NS trên địa bàn. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp tỉnh cân đối NS thuận lợi hơn nên tăng khả năng hỗ trợ cho huyện Tam Nông. Ngoài ra, chủ trương thu gọn bộ máy quản lý nhà nước và tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ bảy (khóa XII) góp phần giảm sức p CTX NSNN, tăng khả năng hỗ trợ chi ĐTPT.
Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa vững chắc, Việt Nam vẫn chưa giải quyết xong vấn đề nợ xấu. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn khó khăn do cần tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện năng suất và tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn
Formatted: Font color: Black
cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với thu thường xuyên từ doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Nợ công và bội chi NSNN k o dài có thể gây thêm căng thẳng cho cân đối NSNN, nhất là khi các chính sách tăng thu khá khó khăn, tỷ trọng NSNN trong GDP của Việt Nam đã khá lớn. Những khó khăn này vừa tác động trực tiếp vào thu, chi NSNN huyện, vừa làm giảm khả năng hỗ trợ của NSNN cấp trên cho Tam Nông.
*Dự báo thay đổi chính sách liên quan đến chi NSNN của cơ quan cấp trên
Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đang và sẽ thực thi nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách quản lý NSNN ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN huyện Tam Nông. Cụ thể là:
Một là triển khai thực hiện Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thực hiện
năm 2017, trong đó có nhiều điểm liên quan đến quản lý NSNN huyện là: điều chỉnh một số nguồn thu tăng cho địa phương như thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán tập trung; cho ph p chuyển nguồn sang năm sau đối với một số khoản chi nhất định, quản lý NSNN theo kết quả đầu ra Những quy định này mở rộng quyền quản lý NSNN cho chính quyền cấp huyện.
Hai là triển khai thực hiện các quy định mới về đầu tư từ NSNN như
Luật Đầu tư công, Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh tại các doanh nghiệp Một số quy định liên quan đến quản lý chi NSNN cấp huyện là chi đầu tư từ NSNN theo kế hoạch 5 năm; đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp với chủ trương thành lập Ủy ban Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến thu, chi NSNN cấp huyện.
Ba là chủ trương tinh giản bộ máy và giảm biên chế đi đôi với cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục CTX cơ bản như chi cho con người, chi quản lý .
Bốn là chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công, chuyển một số loại phí sanggiá nhằm tăng thu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và giảm chi cho các đơn vị này từ NSNN. Đồng thời Chính phủ sẽ triển khai mạnh mẽ phương thức hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT- XH.
Năm là tăng cường minh bạch và giám sát của cộng đồng đối với chi
NSNN đi đôi với áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công nói riêng, quản lý nhà nước nói chung sẽ làm thay đổi nhiều khoản mục chi NSNN cũng như tạo cơ hội để sử dụng NSNN hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những cải cách đổi mới này cũng có thể làm phát sinh khoản chi mới trong NSNN.
Những thay đổi về chính sách nêu trên sẽ k o theo sự thay đổi không chỉ định mức, chính sách chi NSNN, mà còn thay đổi cả nội dung, phương thức dự toán, phân bổ và quyết toán NSNN huyện.
*Dự báo các thay đổi tại huyện Tam Nông ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN huyện
Dự báo tình hình phát triển kinh tế của huyện Tam Nông trong những năm tới có chiều hướng thuận lợi hơn trước do xuất hiện các yếu tố sau:
Thứ nhất, với nhiều nỗ lực xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính, xây dựng các công trình giao thông, trung tâm thương mại, dịch vụ, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đem vốn đến đầu tư tại Tam Nông.
Thứ hai, kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra nguồn thu mới cho cân đối NSNN huyện: thu NSNN trên địa bàn vẫn dựa nhiều vào thuế sản phẩm nông nghiệp.
Những khó khăn đặt ra với quản lý chi NSNN huyện Tam Nông:
Thứ nhất, khối lượng tài trợ cho ĐTPT để đạt tốc độ tăng trưởng kỳ vọng rất lớn. Vì thế, để cân đối thu chi NSNN hoặc phải đề thêm các chính sách thu, hoặc phải được NS cấp trên tài trợ. Hai cách thức này đều không dễ thực hiện
Thứ hai, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp, khu vực kinh tế quan trọng của Tam Nông. Đặc biệt, tình trạng thiên tai sẽ khiến sản xuất nông nghiệp khó khăn, chi phí cao hơn, sản xuất có thể thua lỗ làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, tăng chi NS hỗ trợ
Thứ ba, các giải pháp mở rộng thu ít nhiều đã chạm ngưỡng trong khi
cáckhoản chi tiếp tục tăng. Vì thế, để đảm bảo cân đối NSNN, cần đẩy mạnh các giải pháp chống thất thu NS và thực hành tiết kiệm triệt để đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NS. Những giải pháp này đòi hỏi cách thức tư duy, quyết tâm mới của cán bộ quản lý chi NSNN huyện Tam Nông.
4.2 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
4.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nông, tỉnh Phú Thọ.
4.2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT - XH của cả nước, của tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Tam Nông đến năm 2025, xuất phát từ tình hình thực tế, tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2019 có thể xác định quan điểm phát triển KT - XH huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2025 như sau:
Phát triển KT - XH huyện Tam Nông trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh, trong quá trình đổi mới toàn diện của tỉnh, trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong cả tỉnh, bảo đảm thu hẹp dần về khoảng cách giữa huyện Tam Nông với mức bình quân chung của cả tỉnh, nâng cao vị thế của huyện.
Phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là động lực tăng
trưởng kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện bốn khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; tăng cường an sinh xã hội; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại, gắn với vành đai nông thôn, nông nghiệp - nông thôn phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hóa làng bản.
Trong giai đoạn tới, huyện Tam Nông tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại phù hợp với thực tế từng giai đoạn và xu thế phát triển chung của huyện và cả tỉnh. Cùng với đó, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường để tạo ra sự phát triển đột phá về kinh tế và bền vững; tập trung đầu tư, tránh dàn trải, hiệu quả đầu tư k m, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước, giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an ninh tài chính, dư nợ công ở mức cho ph p.
Phấn đấu đến năm 2025, huyện Tam Nông cơ bản trở thành huyện công nghiệp và là một trong những huyện phát triển hàng đầu của tỉnh Phú Thọ
4.2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
* Mục tiêu tổng quát
- Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tập trung phát triển các ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh như: Công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chú trọng bảo vệ môi tường. Thực hiện tốt các chính
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường phòng, chống tham nhũng.
- Phát triển dịch vụ - thương mại, du lịch và đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao thương hiệu, quảng bá hình ảnh địa phương.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống dạy nghề, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có tay nghề...
- Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ; khuyến khích phát triển công nghệ cao trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và quản lý hành chính.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, nhằm phát huy được các nguồn lực của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi dần các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân dân.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế các tác động xấu của thiên tai.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Chỉ tiêu về kinh tế:
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,2%;
+ Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp tăng: 9,38%, + Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng: 11,84%, + Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng: 6,29%,
- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá thực tế) là: 33,4 triệu đồng;
- Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn: 1.300 tỷ đồng; - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là: 76.125 triệu đồng;
- Chỉ tiêu về xã hội và môi trường:
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (theo thể cân nặng) 12,7%; - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%;
- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia 03 trường, duy trì chuẩn quốc gia 5 trường;
- Xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 03 xã;
- Số khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa 88,4%; Số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 89,1%;
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,77%;
- Số khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải là 108 khu, chiếm 71,4%. Số xã, thị trấn có điểm thu gom rác thải tập trung là 20/20 xã, thị trấn;
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%;
4.2.2 Định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tam nông trong thời gian tới Tam nông trong thời gian tới
4.2.2.1 Về tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN
Quản lý chi NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý chi NS và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NS. Hình thành bộ máy quản lý chi NSNN đủ sức giải quyết các vấn đề
là nhiệm vụ khó khăn. Bộ máy quản lý chi NSNN cần hoàn thiện theo hướng tinh gọn, đồng thời đáp ứng các nhu cầu quản lý phức tạp các khoản chi ngân sách nhà nước.
Đi đôi với bộ máy quản lý hiệu quả, cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo đội ngũ quản lý vững về lý luận, thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, trong sáng về đạo đức để giảm thiểu các sai phạm trong quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện.
4.2.2.2 Về công táclập dự toán, về thực hiện dự toán, về quyết toán
Thứ nhất, Việc lập dự toán NSNN huyện cần bám sát định hướng, chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn huyện và tạo nguồn lực thực hiện cho các năm tiếp theo trên cơ sở thực trạng và dự kiến những yếu tố thay đổi trong tương lại để lập dự toán ngân sách phù hợp. Phòng TC-KH cần xây dựng dự toán chi NSNN trên cơ sở dự toán chi của từng đơn vị, đồng thời dự kiến nguồn thu nhằm đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ chi trên địa bàn.
Thứ hai, cần làm tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công, thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chấp hành chi NSNN. Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc điều hành, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng ch o.
Thứ ba, Công tác quyết toán NSNN huyện cần được thực hiện thống nhất theo đúng quy định về: chứng từ các khoản thu, chi; mục lục NSNN; hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo; mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách. Làm tốt bước phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của huyện, tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND huyện và rút ra bài học kinh nghiệm trong những năm tiếp theo
Thứ tư, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuẩn hóa các bước