Công tác lập dự toán và phân bổ chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 65 - 71)

* Căn cứ lập dự toán và phân bổ NSNN

Vào tháng 6 hàng năm, UBND và HĐND huyện căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng; căn cứ tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để yêu cầu các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán thu, chi NSNN. Sau khi tổng hợp dự toán của các đơn vị, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tham mưu với UBND huyện lập dự toán thu, chi NSNN của huyện gửi UBND Tỉnh Phú Thọ qua Sở Tài chính tỉnh. Vào tháng 1 hàng năm, sau khi nhận được Quyết định của UBND tỉnh về phân bổ NSNN cấp huyện, căn cứ vào dự toán đã được các đơn vị gửi trước đó, phòng TC- KH huyện tham mưu với UBND huyện ra Quyết định giao dự toán cho các địa phương, đơn vị thuộc huyện. Đối với năm đầu thời kỳ ổn đinh NS 5 năm, cần căn cứ vào chế độ phân cấp NS và dự toán thu, chi ngân sách của từng đơn vị cấp dưới trực thuộc, căn cứ vào các văn bản pháp quy của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phân nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân

chia các khoản thu giữa các cấp NSĐP, cụ thể là:

- Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 224/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/2010, Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND tỉnh Phú Thọ về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP, tỷ lệ (%) phần trăm chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015

- Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP, tỷ lệ (%) phần trăm chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020

- Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP, tỷ lệ (%) phần trăm chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020.

Bên cạnh đó, UBND huyện, HĐND huyện Tam Nông còn căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành; nhiệm vụ chi ngân sách cấp trên giao; căn cứ các văn bản quy định của Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ về hướng dẫn xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; căn cứ chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đưa ra quyết định dự toán và phân bổ chi NSNN cấp huyện.

* Trình tự lập dự toán và phân bổ dự toán hàng năm ngân sách huyện Căn cứ vào các Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ, phòng TC-KH huyện hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán chi ngân sách năm; UBND các xã, thị trấn lập dự toán ngân sách nhà nước cấp xã gửi phòng TC-KH thẩm định, tổng hợp báo cáo UBND huyện.

Xét báo cáo do phòng TC-KH tổng hợp, UBND huyện cân nhắc phê duyệt các nội dung của báo cáo và gửi Sở Tài chính tỉnh đểê

định trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt.

Ngay sau khi HĐND tỉnh phê chuẩn báo cáo của UBND huyện Tam Nông, UBND tỉnh Phú Thọ sẽ ra Quyết định về việc giao dự toán chi NSNN huyện Tam Nông. Căn cứ vào đó, phòng TC-KH sẽ tham mưu với UBND huyện Tam Nông lập dự toán chi và phương án phân bổ chi NSNN cấp huyện trình HĐND huyện phê chuẩn.

Hàng năm, sau khi được HĐND huyện phê chuẩn,UBND huyện ra quyết định giao dự toán và phương án phân bổ chi NSNN cấp huyện cho các đơn vị dự toán trực thuộc và dự toán thu, chi, số bổ sung cân đối cho ngân sách các xã, thị trấn.

Bảng 3.1: Tổng hợp dự toán chi NSNN huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: nghìn đồng.

TT Nội dung chi Dự toán năm

2016 Dự toán năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự toán năm 2019 TỔNG CHI NGÂN SÁCH 281.397.000 323.077.000 334.469.000 345.608.260

I CHI ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN 44.004.000 11.970.000 14.000.000 15.500.000

II CHI THƢỜNG XUYÊN 228.040.000 301.891.000 310.424.737 319.573.260

1 Chi sự nghiệp kinh tế 6.005.783 37.621.453 34.815.581 36.215.581

2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 124.236.485 151.753.476 155.041.373 158.041.373 3 Sự nghiệp Văn hóa thông tin- Thể dục thể thao- Phát

thanh truyền thanh 2.701.630 3.518.339 3.611.984 3.611.984

4 Chi sự nghiệp y tế 2.247.216 2.541.332 2.599.220 2.899.220

5 Chi đảm báo xã hội 18.469.639 24.459.409 29.942.100 32.370.323

6 Chi quản lý hành chính 65.220.131 73.402.367 74.657.663 76.657.963

7 Chi An ninh- Quốc phòng 8.770.026 8.125.654 9.288.016 9.288.016

8 Chi khác ngân sách 389.090 468.911 468.800 488.800

III DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH 3.176.000 3.963.000 4.299.000 4.500.000

IV NGUỒN THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN

LƢƠNG 4.616.000 5.253.000 5.745.263 6.035.000

1 Tiết kiệm chi thường xuyên 4.616.000 5.220.000 5.715.263 6.000.000

2 50% dự toán vượt thu 5.000 33.000 30.000 35.000

V

TIẾT KIỆM THÊM 10% CHI THƢỜNG XUYÊN LÀM NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN

LƢƠNG THEO QUY ĐỊNH 1.561.000 0 0

0

Formatted

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Dự toán chi NS huyện Tam Nông có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2016 là 281.397 triệu đồng, năm 2017 là 323.077 triệu đồng, năm 2018 là 334.469 triệu đồng, năm 2019 là 345.608 triệu đồng.

Về cơ cấu chi: Chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi của ngân sách huyện (chiếm từ 81,04% đến 93,44%) và có xu hướng ngày càng tăng về giá trị tuyệt đối. Tốc độ tăng trưởng không đều giữa các năm, năm 2017 có tỉ lệ chi thường xuyên lớn nhất là 93,44% do năm 2017 là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, có nhiều chính sách phát sinh trước năm 2017 nên phần dự toán này được đưa vào chi thường xuyên trong cân đối ngân sách mà không phải đưa vào dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh. Đáng chú ý là dự toán chi ngân sách huyện năm 2016, dự toán chi đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Trong dự toán chi thường xuyên có dự toán chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Chúng ta có thể thấy công tác xây dựng dự toán chi NSNN huyện Tam Nông đang thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Khoản chi lớn thứ hai trong dự toán chi thường xuyên là chi quản lý hành chính, khoản chi này có tăng về số tuyệt đối nhưng đã giảm về số tương đối qua các năm. Dự toán chi quản lý hành chính này nhằm đảm bảo chính sách tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước.

Chi sự nghiệp kinh tế tăng rất nhanh và mạnh, tuy năm 2018 có giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng trong giai đoạn 4 năm đã tăng lớn cả về quy mô và tỷ trọng. Điều này cho thấy chính quyền huyện đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu

cây trồng vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, Đây là hướng đi đúng với một nông nghiệp vẫn là lĩnh vực quan trọng, chủ đạo.

Chi đầu tư phát triển có biến động lớn về quy mô và tỷ trọng trong tổng chi NSNN cấp huyện và có xu hướng giảm, cụ thể năm 2016 là 15,64%; năm 2017 là 3,7%; năm 2018 là 4,19%; năm 2019 là 4,48%. Việc giảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển là không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện bới huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, do đó cần tăng chi đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy tốc độ tăng dự toán chi thường xuyên lớn hơn tốc độ chi đầu tư phát triển, giai đoạn 2016-2019, tốc độc tăng dự toán chi thường xuyên trung bình là 12,7% trên/ năm trong khi tốc độ dự toán chi ĐTPT giảm trung bình là 15%/ năm. Đây là vấn đề cần khắc phụ sớm, cần tăng đầu tư phát triển để có được những lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên,

chúng ta có thể thấy các cơ quan quản lý NSNN cấp huyện đã và đang thực hiện thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN, thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, các văn bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhưng cũng đề ra các điều kiện chặt chẽ hơn về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là nguyên nhân chính khiến dự toán chi ĐTPT các năm sau thấp hơn dự toán năm 2016.

Dự toán chi dự phòng giai đoạn 2016-2019 (cao nhất 1,3%) không đảm bảo quy định Luật NSNN là từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách phát sinh khác phát sinh ngoài dự toán.

phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được tình hình phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn cũng như dự báo được tình hình của những năm tiếp theo nên việc xây dựng dự toán chưa sát với thực tế, gây khó khăn cho công tác thực hiện dự toán. Công tác lập dự toán thu, chi NS đôi khi còn chưa chủ động, còn mang tính đối phó với công tác quản lý, kiểm soát chi của KBNN. Dự toán thu NS hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào số liệu đánh giá và xây dựng của cơ quan tài chính và cơ quan thuế. Dự toán chi thường xuyên chưa tính toán được hết các định mức, chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước và tỉnh. Trong quá trình tổng hợp dự toán, phòng TC- KH chưa thực hiện làm việc trực tiếp với các đơn vị để điều chỉnh các điểm x t thấy cần thiết trong dự toán ngân sách đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; các đơn vị chưa thực hiện được việc xem x t và đề nghị điều chỉnh dự toán đối với các nội dung phát sinh cần thiết của các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định. Điều đó dẫn đến trong quá trình chấp hành ngân sách còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; kết quả thực hiện chưa phản ánh đúng tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)