Một số bài học rút ra cho huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 46)

Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý chi NSNN huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ như sau:

1.3.2.1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước.

Một là để thực hiện mục tiêu giảm kinh phí chi thường xuyên cần thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế và giảm các đầu mối của Đảng và Nhà nước ta.

Hai là tăng cường tính hiệu quả hoạt động của UBND huyện khi các nguồn lực còn hạn chế cần giao thêm quyền và trách nhiệm cho UBND huyện, phòng TC-KH huyện. Trong thời gian tới cần có kiến nghị tụ chủ hơn trong việc khoán biên chế và kinh phí quản lý cho cơ quan cấp huyện.

Ba là cần nâng cao năng sxuất lao động của người lao động thông qua việc nâng cao trình độ và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhanh chóng, giảm nhẹ gánh nặng về thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

1.3.2.2. Có những thay đổi trong phương thức quản lý chi NSNN. Thứ nhất, kinh nghiệm các huyện đều cho thấy, phải xác định được

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

mục tiêu ưutiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.

Thứ hai, phải đảm bảo cân đối CTX và chi ĐTPT. Trong quản lý chi

ĐTPT phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công các công trình và nợ đọng XDCB k o dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế...

Thứ ba, Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thành tưu phát triển

công nghệ thông tin vào quản lý NSNN và quản lý chi NSNN nhằm thuận tiện trong quá trình quản lý; giảm áp lực công việc cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý; đảm bảo tính chính xác, kịp thời, cập nhật liên tục của số liệu tại bất cứ thời điểm nào cần báo cáo.

Thứ tư, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính đểhọ chủ động, tự do và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan ở huyện cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý chi NS cho chính quyền cấp xã trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp cơ sở phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho ph p thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng để nghiên cứu tài liệu của đề tài là nguồn dữ liệu thứ cấp đã được công bố, bao gồm:

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN cấp huyện, quản lý chi thường xuyên NSNN, quản lý chi đầu tư NSNN, các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài. Tác giả sử dụng các nguồn tài liệu này để:

- Xây dựng cơ sở lý thuyết về quản lý chi NSNN cấp huyện - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước - Xác định các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện - Khảo cứu kinh nghiệm của các địa phương về quản lý chi NSNN, rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng tài liệu như Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Nông đến năm 2025; Quyết định giao chỉ tiêu kinh tế xã hội và dự toán ngân sách huyện Tam Nông các năm 2016, 2017, 2018, 2019; Báo cáo cáo quyết toán thu, chi NSNN huyện Tam Nông năm 2016, 2017, 2018, 2019; Nguồn tài liệu này được tác giả sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, đưa ra các hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này.

2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu

2.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng thể đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quản lý chi NSNN ở huyện Tam Nông. Phương pháp giúp phân tích khoa học, khách quan, chính xác đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp thống kê được sử dụng ngay từ chương 1 của Luận văn từ phần tổng quan tài liệu, phương pháp giúp thống kê các công trình đã nghiên cứu, từ đó tiếp cận nhiều cái nhìn khác nhau của các tác giả về quá trình quản lý chi NSNN và các định hướng hoàn thiện để làm tốt hơn quá trình quản lý chi NSNN. Ở các chương tiếp theo, phương pháp thống kê tiếp tục được sử dụng để cung cấp cho Luận văn các số liệu, các tài liệu, từ đó mô tả bức tranh thực trạng quá trình quản lý chi NSNN trong giai đoạn 2016-2019 tại địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nổi bật trong luận văn, phương pháp thống kê đã được sử dụng để có được số liệu phân bổ và sử dụng dự toán trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2019 được tổng hợp từ các quyết định giao dự toán, các quyết định quyết toán của UBND huyện Tam Nông, từ đó cho người đọc một cái nhìn cụ thể, chính xác về quá trình quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện.

2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng hơn, hiểu được các yếu tố và tác động của chúng với nhau.

Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng ch o nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp, tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng hỗ trợ quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chung nhất nhằm tìm ra bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sxung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản chất sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng.Trong tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng ngay từ chương 1 của luận văn, phương pháp đã giúp tác giả tìm ra ưu điểm, cũng như các khoản trống cần tiếp tục nghiên cứu trong các luận văn trước đó; tìm ra bộ khung lý thuyết, các khái niệm, các quy định, sử dụng trong quá trình nghiên cứu quản lý chi NSNN huyện Tam Nông. Tại các chương tiếp theo, phương pháp tiếp tục đóng góp vào việc tìm ra bối cảnh mới tác động tới quá trình quản lý chi NSNN huyện Tam Nông; giúp mổ xsẻ các vấn đề thực tại

Formatted: Line spacing: Multiple 1.55 li

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

trong quản lý chi NSNN huyện nhằm tìm ra ưu điểm hay những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và biện pháp khăc phục.

Đặc biệt, phương pháp phân tích được sử dụng nhiều ở chương 3 giúp luận văn có một cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tam Nông. Phương pháp đi sâu vào từng số liệu cụ thể, từ đó Luận văn đã chỉ rõ những ưu, nhược điểm của quá trình quản lý chi NSNN huyện.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhiều ở chương 1, chương 3 và chương 4. Chương 1 sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ các công trình đi trước nhằm tạo cơ sở lý luận cho luận văn. Chương 3 sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp quá trình, hướng thay đổi quản lý chi NSNN huyện Tam Nông, giai đoạn 2016 -2019. Từ đó, sử dụng phương pháp có thể dự đoán những thay đổi tích cực, tiêu cực trong giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý chi NSNN huyện và đưa ra các giải pháp, kiến nghị tại chương 4 của luận văn.

2.2.3. Phương pháp so sách

So sánh là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này phụ thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu và vào nhiệm vụ nghiên cứu. Có những ngành khoa học, nếu không vận dụng phương pháp so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp được tác giả sử dụng trong Chương 3 của đề tài khi nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Việc phân tích dựa trên các khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán thu, chi NSNN huyện Tam Nông trong giai đoạn 2016-2019. Sử dụng phương pháp này, chúng ta thấy được sự thay đổi trong dự toán và thực

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Formatted: Font color: Black, Vietnamese

hiện dự toán giữa các năm tài chính và giữa các mục chi NSNN tại huyện Tam Nông. Đặc biệt, phương pháp cho ta thấy được mức chênh lệch giữa việc lập dự toán và thực hiện dự toán ngân sách qua các năm, từ đó giúp chỉ ra được những mặt đã làm được và chưa làm được trong quá trình quản lý chi NSNN huyện Tam Nông.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

3.1 Khái quát về huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; có toạ độ địa lý 21013’ đến 21024’ vĩ Bắc và từ 105009’ đến 105021’ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ, với ranh giới tự nhiên là phân thuỷ giữa sông Thao.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba, với ranh giới tự nhiên là phân thuỷ giữa sông Thao.

- Phía Nam giáp huyện Thanh Thuỷ và Thanh Sơn.

- Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Đà.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là phân thuỷ giữa sông Thao.

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.

Huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, với dân số khoảng 78.771 người. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 01 thị trấn.

Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font color: Black

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế của huyện trong thu hút đầu tư. Đường bộ, gồm có 4 cây cầu (cầu Trung Hà, cầu Phong Châu, cầu Tứ Mỹ và cầu Ngọc Tháp) bắc qua sông Đà, sông Bứa, sông Hồng nối liền với các trung tâm kinh tế của tỉnh và Thủ đô Hà Nội, có 3 Quốc lộ chính chạy qua đó là Đường Hồ Chí Minh (Nối với Quốc lộ 2) đường Quốc lộ 32A nối với vùng Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đường Quốc lộ 32C nối với Yên Bái, Lào Cai. Đây là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ nối với Thủ đô Hà Nội; Tam Nông được bao bọc bởi 3 con sông: sông Đà, sông Thao và sông Hồng, đây là một lợi thế của huyện cho phát triển các cảng sông phục vụ cho việc vận tải lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền.

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã phát huy ngày một tốt hơn năng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, chính quyền đoàn thể các cấp, tạo ra sự đồng thuận, đồng lòng cùng khắc phục khó khăn, phát huy quy chế dân chủ, đoàn kết phấn đấu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đặt ra trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hoạt động của UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân. Từng bước đưa Tam Nông từ một huyện nông nghiệp phát triển tích cực theo hướng công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 8,7%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,3 triệu/người/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 33,8%; Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)