Xuất phát từ nền kinh tế nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1.1. Xuất phát từ nền kinh tế nước ta

Bắt nguồn từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện trong điều kiện hiện nay cần thiết phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả chi của Nhà nước để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, làm cho quỹ tài chính công được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp huyện trong việc nâng cao hiệu quả của những nguồn thu đáp ứng cho các khoản chi, mỗi đồng chi đều tiết kiệm nhưng có hiệu quả, đảm bảo đúng chính

1.3.1.2. Xuất phát từ thực trạng quản lý ngân sách huyện thời gian qua

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước nói chung và thu, chi ngân sách huyện nói riêng đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Trong công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện chưa được chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.

Công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nhất định. Hạn chế cơ bản là có quá nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế phải kể đó là chính quyền cấp huyện và các cơ quan ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý; chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được phát huy mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, cần thiết phải có những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách huyện, đảm bảo cho ngân sách huyện có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)