Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 94)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Cô Tô và quan

4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Cô Tô

Định hướng phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Quan điểm phát triển nông nghiệp Cô Tô trở thành khu vực sản xuất hàng hóa có chất lượng cao với thương hiệu được khẳng định trong nước và quốc tế. Gắn sản xuất nông nghiệp với mục đích phục vụ dịch vụ du lịch và chế biến công nghiệp nhằm nâng giá trị gia tăng ngày càng cao.

Sản xuất nông nghiệp chú trọng tới việc tận dụng lợi thế tự nhiên, sản xuất những sản phẩm hạn chế sử dụng nước ngọt, hạn chế sử dụng những chất hóa học có tác động tiêu cực tới môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên. a. Trồng trọt

Trồng khoai lang nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm khoai lang chế biến và trở thành thương hiệu của Cô Tô. Khoai lang là cây trồng truyền thống, thích hợp cao với điều kiện sinh thái trên đảo, có hương vị và chất lượng được thị trường ưa chuộng. Đây cũng là cây trồng được Chủ Tịch Hồ Chí Minh định hướng nên phát triển với quy mô rộng ở Cô Tô khi ra thăm đảo.

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi gà đồi: Cô Tô là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thả gia cầm. Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phải quy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường. nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

c. Ngư nghiệp

Đánh bắt thủy, hải sản bền vững

Hiện đại hóa tàu thuyền, công cụ đánh bắt và nâng cao kỹ năng cho ngư dân. Hiện tại, hầu hết lao động trên các tàu cá trên đảo đào tạo thiếu bài bản, chủ yếu hành nghề theo kiểu cha truyền con nối cho nên khó tiếp cận phương thức sản xuất tiên tiến. Vì vậy, cần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho ngư dân đầu tư cải hoán nâng cao công suất tàu, đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn, hỗ trợ trong việc đào tạo, ứng dựng công nghệ mới, tiên tiến vào khai thác hải

sản (thiết bị định vị vệ tinh GPS, xác định luồng cá) nhằm phát triển kinh tế biển của ngư dân trên đảo trong bối cảnh hội nhập.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi hải sâm: Cô Tô có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnh việc nuôi Hải Sâm tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân

Nuôi ốc hương: Sản phẩm Ốc Hương Cô Tô phải được nhiều người biết đến và có vai trò quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái biên của Cô Tô. Vì vậy, cần xác định sản phẩm Ốc Hương là một trong những sản phẩm chủ lực của nuôi trồng thủy sản tại địa bàn Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)