5. Kết cấu của Luận văn
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý ngân sách cấp huyện
Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Để đảm bảo quản lý tốt NSNN cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thống nhất: Thể hiện qua hệ thống NSNN ở nước ta là một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương đường lối
chính sách, những quy định của Nhà nước về quản lý, tổ chức điều hành, cũng như các chế độ, định chế về tài chính.
Nguyên tắc thống nhất của NSNN yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản chi của NSNN đều phải tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào NSNN. Tất cả các cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nếu phát sinh khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động của mình thì đều phải đạt trong hệ thống NSNN.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện qua hai mặt:
Mặt tập trung: Được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở NSTW nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, NS cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của NS cấp trên và NS cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của NS cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ quy định của Nhà nước.
Mặt dân chủ: Thể hiện qua mỗi cấp chính quyền Nhà nước có một ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định NS cấp mình trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách tự chủ, độc lập, phát huy tính năng động sáng tạo của mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình, cũng như cho phép cấp ngân sách được quản lý theo quy chế riêng cho phù hợp với khả năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thể của từng cấp NS, bảo đảm cho hoạt động của các cấp chính quyền Nhà nước có hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu hợp lý, đồng thời để phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước
- Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là để mọi người đều được biết. Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các nội dung chủ yếu là:
- Ngân sách phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động trong và ngoài ngân sách đều được phản ánh vào tài liệu trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
- Đảm bảo tính khách quan độc lập. Các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toán ngân sách, nội dung công khai theo các biểu mẫu quy định, thời gian công khai được quy định rõ đối với từng cấp ngân sách
- Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành; các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ. Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ vai trò nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và công bằng. Vì vậy tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn bù đắp.
- Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh chịu hậu quả.