Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông
thôn của Huyện đảo Cô Tô
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước
Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo qui định của Luật ngân sách nhà nước, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND cấp huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán ngân sách được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước.
3.3.1.2. Công tác thực hiện thu ngân sách nhà nước
- UBND huyện đã rất chủ động trong công tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, động viên kịp thời các nguồn thu vào ngân sách, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời. Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức các chính sách thuế, phí, lệ phí của Nhà nước đến người dân.
- Qui trình thu thuế được xây dựng đơn giản để tối thiểu hoá các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp thuế và cơ quan quản lý thu thuế.
3.3.1.3. Công tác chi ngân sách nhà nước
- Chi phát triển nông nghiệp nông thôn: Thực hiện theo đúng phân cấp của tỉnh Quảng Ninh; danh mục dự án được lập trên cơ sở nguồn kinh phí đầu tư của địa phương được phân cấp, ưu tiên các danh mục trọng điểm theo chủ trương của Đảng và định hướng của Chính phủ, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương qua từng năm.
Chi phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật từ khâu dự toán, báo cáo tiến
Các phòng ban chức năng của cấp huyện (Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp,…) đã tăng cường phối kết hợp trong giám sát các khoản chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện cắt giảm các khoản chi không đúng dự toán, không đúng quy định nhằm tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.
- Chi thường xuyên: Quá trình thực hiện chi thường xuyên của huyện diễn ra trong khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên trừ trường hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nước. UBND huyện đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý hành chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thủ trưởng các đơn vị có quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí được giao, tạo quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của ngân sách Nhà nước. Thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định của Chính phủ đã giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí chi thường xuyên rất nhiều.
Công tác quyết toán chi thường xuyên được thực hiện theo đúng trình tự, qui định. Các báo cáo tài chính được lập theo đúng mẫu biểu, đúng thời gian qui định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác, đúng mục lục ngân sách Nhà nước.
3.3.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác này cũng được huyện hết sức quan tâm. Hàng năm cơ quan Tài chính - Kế hoạch của huyện đã tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra nhà nước huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình.
Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trong những năm gần đây khi thực hiện thanh toán qua hệ thống Kho bạc đã phát huy tác dụng. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua ngân sách. Hạn chế rất nhiều sai sót trong hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán ngân sách của cơ quan Tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán.
3.3.2. Hạn chế
3.3.2.1. Hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách nhà nước
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của huyện Cô Tô chưa thực sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên nhân do các xã, phường, thị trấn lập dự toán chậm không đảm bảo thời gian để tổng hợp toàn huyện, việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan chuyên môn cấp huyện làm. Điều đó khiến cho dự toán ngân sách khi giao cho từng địa phương sẽ có những bất cập, không sát với tình hình thực tế là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thực tế công tác giao dự toán hiện nay của huyện trên cơ sở số giao của tỉnh, tính toán và ấn định mức giao thu, chi cho các đơn vị và địa phương trực thuộc. Việc thảo luận dự toán ngân sách chỉ được thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo hầu như các xã và các đơn vị không có yêu cầu thảo luận, do đó mặc nhiên thừa nhận theo số tính toán của cấp trên dù có những chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, làm giảm chất lượng của công tác xây dựng dự toán ngân sách rất nhiều. Đồng thời các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành do nguồn thu và nhiệm vụ chi không cân xứng.
Việc lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định. Do nguồn thu NSNN trên địa bàn còn hạn hẹp, hầu hết các xã trong huyện chưa tự cân đối được ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên (huyện); ngân sách cấp trên sẽ cân đối hộ ngân sách cấp dưới, thực hiện trợ cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới nếu tổng thu nhỏ hơn tổng số chi được duyệt, nên các địa phương không lập kế hoạch tích cực, xây dựng kế hoạch thu ngân sách thấp, che dấu nguồn thu để hưởng trợ cấp và hưởng phần thu vượt kế hoạch.
3.3.2.2. Hạn chế trong chấp hành ngân sách nhà nước
Chi ngân sách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn của địa phương, bố trí chi còn dàn trải, hiệu quả thấp và chưa chú trọng đến kết quả đầu ra.
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dàn trải, hiệu quả còn hạn chế chưa thực sự căn cứ trên nguồn lực của địa phương để bố trí. Nhiều khoản chi còn chưa hiệu quả gây lãng phí và thất thoát tiền của nhà nước. Nhiều công trình đầu tư nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn (như thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương, nước sạch vệ sinh môi trường…) các địa phương cũng không làm tốt được công tác huy động đóng góp của nhân dân dẫn tới dự án kéo dài, khó khăn trong thanh quyết toán vốn đầu tư.
Chi thường xuyên ở một số đơn vị dự toán, một số xã, thị trấn còn chưa thực hiện đúng chế độ tài chính, chưa hiệu quả. Nhiều nội dung chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng về chế độ chứng từ hoá đơn, mua hàng hoá có giá trị lớn không có hoá đơn thuế nhưng vẫn được thanh quyết toán.
Do công tác lập dự toán còn kém nên tình trạng bội chi ngày một tăng cao và nghiêm trọng. Đây là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn tới cân đối ngân sách của huyện.
3.3.2.3. Hạn chế trong quyết toán ngân sách Nhà nước
Công tác quyết toán NSNN của huyện hiện nay vẫn còn một số yếu kém như: một số đơn vị dự toán và ngân sách cấp xã lập báo cáo quyết toán còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu - chi không đúng mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền từ xã đến huyện mới chỉ dừng lại ở báo cáo thu - chi ngân sách chi tiết theo nội dung và mục lục NSNN. Cơ quan tài chính cấp xã và huyện khi lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm đều chưa lập được bảng cân đối các tài khoản kế toán ngân sách, do đó số liệu trên báo cáo quyết toán không thể phản ánh được một số chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Nhìn chung chất lượng đội ngũ kế toán tại các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn của huyện còn yếu. Một số nơi chấp hành chưa nghiêm chỉnh Luật kế toán thống kê về chế độ chứng từ kế toán, nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán.
Cán bộ tài chính có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành song còn thiếu kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước. Quản lý cơ sở còn mang tính hình thức, chưa đi sâu, sát cơ sở, xử lý công việc có lúc, cơ nơi còn chưa kịp thời, đúng tiến độ mặc dù đã đề ra thời gian thụ lý và giải quyết công việc.
Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục hợp thức hoá số liệu thu, chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Công tác quyết toán chi phát triển nông nghiệp nông thôn còn chậm dẫn đến số lượng công trình tồn đọng chưa thẩm tra phê duyệt của huyện còn nhiều.
3.3.2.4. Yếu kém trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN
Cán bộ chuyên quản của các phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ yếu chỉ quan tâm tới việc cấp phát, chưa chú trọng tới nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các đơn vị cơ sở chấp hành qui định quản lý tài chính, kế toán, ngân sách như thế nào. Kiểm toán nhà nước và Thanh tra tài chính do biên chế có hạn nên làm không thường xuyên, thường mỗi đơn vị phải vài năm mới tổ chức thanh tra tài chính hoặc kiểm toán được một lần.
Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đặc biệt là ở Kho bạc nhà nước huyện nhiều khi cán bộ thừa hành không hiểu hết chính sách chế độ, làm sai chức năng thẩm quyền, máy móc dập khuôn nên gây ra không ít khó khăn, ách tắc trong quá trình thanh toán cho các đơn vị dự toán.
3.3.2.5. Yếu kém trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương
Mỗi cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý ngân sách trên địa bàn huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của từng cấp khác nhau: cơ quan tài chính cấp huyện, ban tài chính xã trực thuộc UBND địa phương quản lý; Cơ quan Thuế, Kho bạc là các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý tập trung từ Trung ương xuống địa phương. Giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách trên địa bàn không có một cơ quan đầu mối tập hợp nên mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này hiện nay đang lỏng lẻo, làm hạn chế phát huy tính tích cực trong công tác quản lý ngân sách.
3.3.3. Nguyên nhân
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cùng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp
nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Cơ sở hạ tầng kinh tế của huyện vẫn còn thấp, một số lĩnh vực chưa phát huy hết thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp,…nên mặc dù ngành thuế và các cấp chính quyền đã cố gắng trong công tác thu ngân sách song tổng số thu ngân sách dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi. Do các địa phương thu không đủ bù đắp chi nên khi lập dự toán ngân sách thường đưa tăng số chi, giảm số thu để được tăng số trợ cấp cân đối.
Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối ngân sách.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách với các cấp chính quyền địa phương chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính, chỉ duy nhất phòng Tài chính huyện là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền cấp huyện, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan Trung ương quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý ngân sách tại địa phương giữa các cấp chính quyền với các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phương nhưng do Trung ương quản lý. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý ngân sách.
Sự chỉ đạo của Sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết. Công tác quản lý tài sản công tuy đã được tập huấn nghiệp vụ, trang bị phần mềm quản lý song vẫn buông lỏng trong chỉ đạo. Do vậy, đến nay việc nắm tình hình tài sản công của các đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở huyện, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm
trong công tác chuyên môn. Cán bộ làm công tác ngân sách phải kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ khác vậy nên áp lực công việc cao, dẫn tới hiệu quả công việc nhìn chung sẽ giảm.
Việc xử lý sai phạm trong quản lý ngân sách thiếu kiên quyết, nghiêm minh dẫn đến chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, danh mục đầu tư không đúng tiêu chuẩn định mức.
Xu hướng phát triển kinh tế tập trung vào các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, công với thu nhập từ nông nghiệp so với các ngành khác ít hơn. nên ngân sách nhà nước. cũng như các nguồn vốn khác dành cho nông nghiệp nông thôn được quan tâm ít hơn.
Quy hoạch kinh tế xã hội đang hướng tới các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Bời vì những ngành này mang lại lợi nhuận cao, sử dụng nhiều lao động. Do vậy, ngành nông nghiệp nhiều khi không được chú trọng phát triển.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, QUẢNG NINH