Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý thu chi ngân sách địa phương nói riêng,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương, các chính sách của tỉnh, huyện đối với quản lý ngân sách và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh cung cấp.

Các tài liê ̣u, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài thu thập từ các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện đã thực hiện khoán biên chế và kinh phí. Một số nguồn thứ cấp từ các báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND tỉnh Quảng Ninh của huyện Cô Tô các năm 2010, 2011, 2012, 2013. Ngoài ra còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương của Cơ quan Tài chính, Thuế, Đầu tư của tỉnh, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh và

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liê ̣u để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoa ̣t đô ̣ng thu chi ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này trong nghiên cứ u đề tài để mô tả quá trình quản lý ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tại huyện Cô Tô.

c. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiê ̣m đánh giá về hoa ̣t đô ̣ng thu, chi ngân sách địa phương và những dự báo về chính sách quản lý ngân sách của nhà nước, tỉnh, huyện trong tương lai.

d. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối được sủ dụng để phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng và các chỉ tiêu, cũng như việc thiết lập các cân đối cần thiết trong thực tiễn. Phương pháp cân đối thu, chi ngân sách rất quan trọng trong việc quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)