Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

GDP = C + I + G + NX

C: tiêu dùng I: Đầu tư

G: Chi tiêu chính phủ

NX: Xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX = EX – IM) Ý nghĩa:

+ Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia + Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư

thông qua GDP bình quân đầu người

+ Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

- Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ

Là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn..

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu, chi ngân sách nhà nước

- Tình hình thu Ngân sách trên địa bàn huyện Cô Tô và thu ngân sách được phân cấp:

Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước; Tỷ trọng (%) giữa nguồn thu của các cấp ngân sách (Ngân sách Trung ương, Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách cấp huyện) so với tổng số thu NSNN trên địa bàn huyện; Tỷ trọng (%) giữa các nguồn thu của Ngân sách huyện (thu Ngân sách huyện hưởng theo phân cấp, thu bổ sung từ Ngân sách tỉnh, thu để lại chi quản lý qua Ngân sách, thu kết dư Ngân sách năm trước và thu chuyển nguồn Ngân sách năm trước) so với tổng thu Ngân sách huyện.

- Tình hình chi Ngân sách huyện Cô Tô (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

* Cơ cấu chi Ngân sách huyện và cân đối thu-chi Ngân sách huyện

- Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi Ngân sách huyện (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau và chi trợ cấp cho Ngân sách xã, thị trấn) với tổng chi Ngân sách huyện; Phản ánh chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao, kết quả thực hiện năm sau so với năm trước của tổng thu Ngân sách và tổng chi Ngân sách huyện.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CHO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)