Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông thôn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 99)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông thôn của

Huyện đảo Cô Tô

Trên cơ sở phân tích. đánh giá thực trạng về đầu tư vốn. tình hình thực hiện chính sách đầu tư cho ngành nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế của huyện nói chung. của ngành nông nghiệp nói riêng chúng tôi xin đề xuất một số nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thông trên địa bàn huyện.

4.2.1. Đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí, tính chất của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực tế trong những năm vừa qua, đã có không ít cán bộ, Đảng viên cũng như một bộ phận tầng lớp nhân dân cho rằng CNH-HĐH là tập trung phát triển công nghiệp mà xem nhẹ vai trò của ngành nông nghiệp. Do đó có lúc vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp bị xem nhẹ. ngành nông nghiệp không được đầu tư thoả đáng. Quan điểm và nhận thức mới phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp: “Đẩy mạnh hơn nữa CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn…Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao”. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ 22 xác định: “Nhận thức về vai trò CNH-HĐH. nông thôn chưa đầy đủ và sâu sắc”, “đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn”.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước và những định hướng phát triển của địa phương, cần tập trung cao độ sức lực, trí tuệ, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo bước đột phá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Phải đưa chủ trương, đường lối, chính sách vào thực tế cuộc sống. Đây là bước khởi đầu để biến nông nghiệp từ tự cấp tự túc, kinh tế nông thôn thuần nông thành nông nghiệp thương phẩm. kinh tế hộ đa ngành. Từ đổi mới quan điểm nhận thức của các ngành chức năng ở Trung Ương, cần nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách vĩ mô nhằm tạo động lực tinh thần và tiền đề

về vật chất, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông thôn. Đi đôi với việc đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới, đối với các cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của huyện, cần trang bị những kiến thức về quản lý về kinh tế đầu tư trong nông nghiệp, trong việc thực hiện các chính sách đầu tư nông nghiệp cho các cán bộ trực tiếp phục vụ trong ngành nông nghiệp, từ đó để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và thực hiện tốt chính sách đầu tư.

4.2.2. Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách

Quản lý chi ngân sách là vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động NSNN. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước.

Để đạt được mục đích đó cần thực hiện đổi mới công tác quản lý chi NSNN theo những nội dung sau:

Đổi mới quản lý chi đầu tư phát triển: Do đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực đặc thù nên để quản lý tốt chi ngân sách chính quyền địa phương tại các cấp phải chú trọng công tác kiểm tra giám sát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần bám sát qui hoạch, kế hoạch được duyệt tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc sắp xếp bố trí đầu tư phù hợp đảm bảo hiệu quả; hướng dẫn và giám sát thực hiện nghiêm túc.

Đặc biệt đối với các công trình XDCB phục vụ phát triển nông nghiệp, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư khi lập thiết kế dự toán đầu tư XDCB phải bám sát qui hoạch, kế hoạch và mục đích đầu tư để thiết kế xây dựng công trình đầu tư cho phù hợp. Khi lập chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước đồng thời phải phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ. Hạn chế tới mức tối đa những phát sinh do tính sót, do thay đổi kết cấu, chủng loại vật liệu cao cấp, đắt tiền làm lãng phí thời gian và vốn đầu tư từ NSNN.

Thực hiện đổi mới phương thức bố trí, quản lý vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, mua sắm thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tư xây dựng không đúng qui hoạch, phân tán, lãng phí, thất thoát, dàn trải,…Danh mục đầu tư từ ngân sách cần rút gọn đảm bảo đầu tư tập trung, trọng điểm, có hiệu quả và kích thích các chủ thể kinh tế - xã hội khác tham gia đầu tư.

Đổi mới quản lý chi thường xuyên:

Đối với chi quản lý hành chính: ưu tiên bố trí thoả đáng cho bộ máy Nhà nước. Tiếp tục mở rộng khoán biên chế, khoán chi quản lý hành chính, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể để đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao. Thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai trong quản lý, sử dụng ngân sách, gắn trách nhiệm chi tiêu ngân sách với cải cách hành chính, tổ chức lại cơ cấu bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước.

Đối với chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế: cần tập trung cho những chương trình, dự án trọng điểm. Nâng dần tỷ trọng các nội dung chi chuyển đổi giống cây, giống con, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực hiện huy động nguồn lực xã hội rộng rãi để phát triển sự nghiệp kinh tế.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện định mức phân bổ: rà soát, xây dựng và bổ sung những định mức chi mới, xoá bỏ những định mức lạc hậu đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoa học, tính thực tiễn cao. Thực hiện cấp kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn đặc biệt là trong giai đoạn bước vào thời kỳ ổn định ngân sách mới (2011 - 2015).

Đổi mới phương thức cấp phát vốn của NSNN theo hướng nhanh, gọn, dễ kiểm tra. Bảo đảm việc cấp kinh phí theo kế hoạch và dự toán được duyệt, qui định chế độ cấp kinh phí vừa đơn giản, vừa khoa học, đảm bảo thứ tự ưu tiên, đảm bảo có dự phòng kinh phí để xử lý khi có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu và chi trong quá trình chấp hành. Tiếp tục thực hiện, thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua trung gian. Quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách theo hướng kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, là một phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả.

Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chế độ quản lý chi tiêu ngân sách (chế độ trang bị cơ sở điều kiện làm việc; chế độ chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; chế độ, định mức về công tác phí, hội nghị …) đảm bảo phù hợp thực tế, phục vụ hiệu quả các ngành, các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được Nhà nước giao và đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách, thúc đẩy đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai minh bạch. Hoàn chỉnh cơ chế kiểm soát chi ngân sách. Ban hành những qui định cụ thể về qui trình, thủ tục chi ngân sách nhằm tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời đảm bảo quản lý ngân sách chặt chẽ, hiệu quả. Xây dựng qui trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của cơ quan có thẩm quyền. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được duyệt; đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do nhà nước qui định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi; việc thực hiện mua sắm được thực hiện theo đúng qui trình thủ tục qui định. Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của ngân sách nhà nước theo mức độ cần thiết từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội về thực hiện chức năng của cơ quan công quyền.

4.2.3. Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)