Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, thực hiện tốt các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 109)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.6. Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, thực hiện tốt các

sách quản lý NSNN cho nông nghiệp nông thôn

Đổi mới quản lý nhà nước đối với ngành nông nghiệp bao gồm các nội dụng: Đổi mới việc thực hiện các chức năng quản lý về kinh tế nông nghiệp và đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp. Thông qua đó sẽ tác động tích cực đến việc huy động ngày càng có hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn NSNN cũng như các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đầu tư được tập trung, có trọng tâm, trọng điểm. thúc đẩy nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường.

Thứ nhất, cần đổi mới việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp.

Về thực chất, quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường đã có sự thay đổi căn bản so với thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Song, đổi mới nói chung, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp nói riêng là một quá trình lâu dài, tuân thủ các nấc thang của sự phát triển. Do đó, cần tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng của quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường. phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước với chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh. Quản lý nhà nước về kinh tế chỉ mang tính chất định hướng, không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải quán triệt tốt đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp để tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đổi mới chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cô Tô phải quán triệt mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện và của từng xã để có những quyết định thích hợp. Trong thời gian tới, quản lý nhà nước về nông nghiệp của huyện cần hướng vào quản lý các chương trình, dự án phục vụ CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường; có sự trợ giá đối với nông sản hàng hoá, sử dụng tổng hợp các công cụ và chính sách kinh tế, thúc đẩy quá trình huy động và sử dụng vốn có hiệu quả; coi trọng kỷ cương, phép nước,

kịp thời xử lý những sai phạm và phòng ngừa hữu hiệu hiện tượng tham nhũng, chống thất thoát vốn và tài sản trong các chương trình. dự án kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế.

Cần sử dụng tổng hợp các công cụ quản lý, trong đó chú trọng công tác kế hoạch hoá, thực hiện đồng bộ các chính sách và coi pháp luật là một trong những công cụ đóng vai trò quyết định.

Thông qua việc đổi mới có hiệu quả công tác kế hoạch, huyện xây dựng và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá gắn với thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình, kế hoạch huy động tổng lực các nguồn vốn. bố trí, phân bổ vốn đã huy động được một các hợp lý, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động đầu tư. Mặc dù vậy, cần nhận thức rằng công tác lập kế hoạch chỉ mang tính định hướng. Do đó, cần phải định hướng đúng và sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ để điều tiết kinh tế nông nghiệp của huyện. từ đó nâng cao khả năng khai thác, huy động, phân bố và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Thứ ba, phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý cần đổi mới bộ máy quản lý. Đổi mới bộ máy quản lý nông nghiệp phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ quả lý trong cơ chế mới. Đổi mới bộ máy quản lý nông nghiệp tốt sẽ tác động tích cực trợ lại thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trên cơ sở sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp từ Trung ương, cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp các địa phương từ cấp sở, phòng, cơ sở làm cho bộ máy quản lý nông nghiệp gọn nhẹ, hiệu quả,trong đó việc đầu tiên phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của công cuộc cải cách hành chính quốc gia.

Trên cơ sơ đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp từ cấp Trung ương, bộ ngành. sở… ở huyện cần phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công rành mạch, rõ ràng để phố kết hợp chặt chẽ. đồng bộ giữa phòng kế hoạch tài chính, phòng Nông nghiệp, trung tâm khuyến nông. trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật.…từ đó đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất.

KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH. HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn. Phát triển nông nghiệp nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Là một huyện đảo xa đất liền của tỉnh Quảng Ninh, huyện Cô Tô đang trong quá trình phát triển. Nông nghiệp nông thôn là một ngành kinh tế chủ lực của huyện. Trong những năm qua. được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của chính quyền và nhân dân trong huyện Cô Tô đã từng bước đạt được những thành công trong phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tang tỷ trong ngành tiểu thu công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên. ngành nông nghiệp huyện Cô Tô luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Cô Tô thực sự có hiệu quả, thì nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp nông thôn là hết sức quan trọng. Đề tài

Quản lý ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thôn của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” đã giải quyết được mục tiêu đề ra. Đó là hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp nông thôn và quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thôn; Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Cô Tô; Đề tài đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn NSNN cho nông nghiệp nông thôn tại huyện Cô Tô; Đồng thời. đề tài cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN cho nông nghiệp nông thôn cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Cô Tô. Các giải pháp như sau:

- Trước hết, cần đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí, tính chất của nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

- Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách về đầu tư vốn NSNN trong nông nghiệp. - Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp

- Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư trong sản xuất nông nghiệp - Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ nông nghiệp nông thôn - Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực và sức mạnh thu hút vốn

- Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách quản lý NSNN cho nông nghiệp nông thôn ngày càng có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu,

NXB Từ Điển Bách Khoa.

2. Báo cáo quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2007-2010.

3. Báo cáo quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2010.

4 . PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2009), Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa học quản lý - Giáo trình chính sách Kinh tế -Xã hội, NXB Khoa học Kỹ thuật.

5. Mai Hữu Khuê (2009), Giáo trình cơ sở khoa học của quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Đại học và THCN.

6. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 do Quốc Hội ban hành. 7. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Thủ tướng chỉnh phủ về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

9. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Nghị Quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. 11. Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12. Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) (2010), Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học kỹ thuật 2011

14. Quy chế làm việc phòng tài chính kế hoạch huyện Cô Tô - Quảng Ninh và chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, Thông tư hướng dẫn 1 số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN của Bộ tài chính

15. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2009), Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa kế toán - Giáo trình kiểm toán quản lý và kiểm soát nội bộ, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

16. Samuelson, Paul A and William D. Nordhaus (2009), Economics: An Introductory Analysis, 19th ed. McGraw–Hill. ISBN 978-0-07-126383-2.

17. Tâm lý và xã hội học quản lý kinh tế, NxB Đại học và THCN, Hà Nội, 2011. 18. Tạp chí quản lí nhà nước

19. Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

20. Thông tư số 120/2011/TT-BTC ngày 16/08/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

21. GS Đỗ Hoàng Toàn (2010), Giáo trình khoa học quản lý tập 1 – NXB khoa học và kỹ thuật intại công ty in công đoàn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)